Người Mỹ có sẵn sàng cho cuộc chiến lớn?

Mỹ không sẵn sàng cho một cuộc chiến có thể với Nga và Trung Quốc, tờ Defense News của Mỹ dẫn lời tướng Mark Milly, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ.
Người Mỹ có sẵn sàng cho cuộc chiến lớn?

Tướng Mark Milly, nhận định, hiện nay quân đội Mỹ có khả năng tiến hành các chiến dịch qui mô khu vực và chống lực lượng khủng bố. Tuy nhiên, khả năng sẵn sàng chiến đấu của nó đang giảm đi trong bối cảnh cắt giảm nhân sách quân sự, các cuộc chiến và hoạt động chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan. Tiềm năng cần thiết để giao chiến với đối phương hùng mạnh chẳng hạn như Nga, Trung Quốc, Iran và cả Bắc Triều Tiên là mối lo ngại sâu sắc của Lầu Năm Góc.

Đồng thời, quân đội Mỹ có thể chịu thất bại trong cuộc chiến quy mô lớn vì không thể phản ứng linh hoạt đến những hành động của đối phương để đạt được mục đích quân sự của mình.

Chuyên gia quân sự Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm diễn biến chiến lược Nga, bình luận về lời tuyên bố này của tướng Milly trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết: "Trên thực tế, quân đội Mỹ chưa bao giờ sẵn sàng chiến đấu với một siêu cường. Hoa Kỳ, về nguyên tắc, không có truyền thống tham gia cuộc chiến thực sự, họ không hề biết thế nào là chiến đấu hết sức mình.  Còn nước Nga biết điều đó. Nga đã từng chiến đấu chống Thụy Điển, chống Pháp, chống Đức. Các bạn biết không, người Mỹ thiếu một yếu tố  then chốt nào? Vào năm 2003, tại Iraq, tôi đã nói chuyện với nhiều binh sĩ Mỹ. Tất cả họ đều lập luận rằng, chúng tôi đến đây vì có mệnh lệnh của cấp trên. Họ không có động lực. Đây là lý do tại sao Hoa Kỳ có thể bị thất bai về mọi mặt".

Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp sức mạnh của quân đội Mỹ. Theo ý kiến của chuyên gia quân sự Nga, quân đội của Iran hay Bắc Triều Tiên không thể cạnh tranh với Mỹ: "Tôi nghĩ rằng, vị tướng Mỹ đã lập danh sách này chỉ để nêu tên những kẻ thù của Hoa Kỳ, và danh sách này không phản ánh tình hình thực tế. Mặc dù Bắc Triều Tiên sở hữu một trong những lực lượng quân đội đông nhất thế giới, nhưng, về mặt kỹ thuật quân đội nước này vẫn bị tụt hậu so với thế giới. Và người Iran cũng phải hiện đại hóa hàng loạt trang thiết bị quân sự".

Đồng thời, chuyên gia Ivan Konovalov lưu ý rằng, quan điểm của giới quân sự Mỹ không phải lúc nào cũng trùng hợp với quan điểm của các chính trị gia Mỹ:

"Đã từ lâu những người trong giới quân sự Mỹ nói lên ý kiến riêng không phù hợp với quan điểm của ban lãnh đạo chính trị. Họ không ngừng nói về những kịch bản tận thế và quả quyết về "mối đe dọa từ phía Nga". Các chính trị gia không có tâm trạng ảm đạm như vậy. Điều đó cho thấy rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buông trôi tình hình theo tất cả các hướng cho dù đó là chính sách đối ngoại, đối nội hay là vấn đề quân sự".

Theo Sputnik