Người dân Canada lấy đầu tàu diesel làm "vũ khí" để đối phó với trận bão tuyết lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sự việc này diễn ra vào năm 1988 khi mà đất nước Canada chìm trong đợt bão tuyết nghiêm trọng.
Người dân Canada biến đầu tàu diesel trở thành một chiếc máy phát điện (Ảnh: Gizmodo)
Người dân Canada biến đầu tàu diesel trở thành một chiếc máy phát điện (Ảnh: Gizmodo)

Ngay cả ở một thị trấn nhỏ ở Montreal vốn có kinh nghiệm đối phó với những cơn bão khủng khiếp mỗi mùa đông đến, thời tiết xấu vẫn có thể làm tê liệt các dịch vụ cơ bản như điện, nước.

Sau trận bão tuyết đặc biệt nghiêm trọng vào năm 1998, thị trưởng của Boucherville, Quebec, đã có một ý tưởng thông minh là mượn một đầu máy diesel-điện và sử dụng nó như một máy phát điện khẩn cấp lớn.

Ở hầu hết các thành phố của Canada, việc lấy một chiếc chổi và gạt sạch tuyết trên xe hơi trước khi đi làm vào mỗi buổi sáng đã trở thành một thói quen trong những tháng mùa đông. Tuy nhiên, ở một thành phố như Montreal, đôi khi người ta phải căng mắt để tìm ra vị trí chiếc xe thân yêu của mình sau một đêm bão tuyết bị vùi lấp. Nhưng nói chung, bão tuyết đã trở nên phổ biến đối với các thành phố ở miền bắc Canada đến mức người ta chỉ coi đó là một điều bất tiện vì nó khiến những con phố nhỏ khó lòng tiếp cận được cho đến khi tuyết trên những tuyến phố lớn được dọn sạch.

Bão băng, khi nhiệt độ quá lạnh khiến những hạt mưa đóng băng và rơi xuống thay vì những bông tuyết lung linh. Những mũi tên băng đó sẽ dính vào bất cứ nơi nào chúng chạm vào và tích tụ lại, khiến các cành cây, dây điện, cột điện ... phải gánh thêm hàng trăm kg băng phía trên, cuối cùng vượt quá phạm vi chịu lực và sụp đổ. Đây chính xác là những gì đã xảy ra trong cả tuần ở toàn bộ vùng đông bắc của Canada vào tháng 1 năm 1998. Ba cơn bão băng liên tiếp đã "đánh sập" dây điện và các trụ chống đỡ chúng - dường như việc sửa chữa hư hỏng diễn ra lâu hơn bình thường, khiến hơn 1,5 triệu người phải sống trong tăm tối ngay giữa mùa đông.

Việc thiếu điện không chỉ gây khó khăn cho việc nấu nướng và duy trì nhiệt độ của người dân mà còn đặt ra thách thức đối với chính quyền và các đơn vị ứng cứu tình huống khẩn cấp trong việc lập kế hoạch và điều phối các hoạt động sửa chữa, cũng như những nỗ lực hỗ trợ người dân. Do đó, trong khi cố gắng trả lời những câu hỏi vô tận về việc khi nào nguồn điện sẽ được khôi phục, Francine Gadevais, thị trưởng thành phố Boucherville, Quebec, đã đưa ra một kế hoạch thông minh để giúp tòa thị chính và các trung tâm cứu trợ khẩn cấp sớm trở lại bình thường.

Đầu máy xe lửa hiện đại sử dụng nhiên liệu là dầu diesel thay vì than hoặc củi như đầu máy hơi nước cũ. Nhưng trên thực tế, nhiên liệu lại được sử dụng để kích hoạt máy phát điện tích hợp từ đó tạo ra điện để làm mô-tơ điện hoạt động và quay bánh xe của đầu máy. Nói cách khác, những đầu máy xe lửa hiện đại này thực sự là những cỗ máy phát điện di động khổng lồ. Sau khi gọi cho Đường sắt Quốc gia Canada, đầu máy diesel M420W 3502 đã được gửi đến Boucherville để hỗ trợ người dân.

Đường ray xe lửa lúc bấy giờ nằm ở ngay gần tòa thị chính, nhưng chưa đủ gần để đáp ứng yêu cầu đặc biệt của ngày thị trưởng, do đó người ta đã dùng một cần trục để nâng động cơ diesel khỏi đường ray và đặt nó ngay đại lộ Montarville. Từ đây, đầu máy chạy được 300 m dọc theo con đường bằng điện của chính nó tự tạo ra - trọng lượng khổng lồ của đầu máy đã khiến bánh xích bên dưới cắt những đường sâu hoắm lên mặt đường nhựa mà mọi người đều đồng ý sẽ sửa chữa lại sau. Các dây cáp được kết nối từ động cơ diesel tới các tòa nhà trong thị trấn và động cơ được đặt ở một tốc độ nhất định để nó tạo ra gần 375 kilowatt điện, hoặc gần 2.000 mã lực, ở công suất 60 Hz (thấp hơn nhiều so với công suất tối đa của của đầu máy), đây vốn là tần số phụ mà hệ thống điện Bắc Mỹ hoạt động, và cũng là tần số mà các thiết bị điện tử có thể sử dụng được. Động cơ diesel này đã sản xuất đủ điện để cung cấp cùng lúc cho nhiều tòa nhà của thị trấn, cho phép chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động ứng cứu một cách tốt hơn.

Ngay sau đó, một đầu tàu thứ hai cũng đã được đưa đến Boucherville với mục đích tận dụng động cơ của nó để cấp điện cho một trường trung học địa phương, vốn là nơi cứu trợ khẩn cấp cho cư dân địa phương đến để sưởi ấm. Nhưng để đến đó, nó phải băng qua một cây cầu vượt, và người ta đã sớm nhận ra khả năng sập cầu vượt dưới đầu máy có trọng lượng 130 tấn là rất cao, điều này có thể khiến thị trấn rơi vào một tình huống khẩn cấp. Đã có rất nhiều cuộc gọi bày tỏ sự quan ngại từ Công ty Đường sắt Quốc gia Canada. Kết quả là đầu tàu thứ hai đã được đậu lại ở đại lộ Montarville như một phương án dự phòng.

Khi điện được khôi phục trở lại, hai đầu máy diesel đã được đưa trở về đường ray và tiếp tục công việc chở hàng như thường lệ. Dù thị trấn muốn giữ những đầu tàu này lại để phục vụ cho những tình huống khẩn cấp sau này (trong suốt thời gian hỗ trợ Boucherville, hai đầu máy đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch, khá nhiều người dân địa phương đã ghé qua và chụp ảnh với hai đầu tàu đậu trên phố), tuy nhiên chi phí để tạo ra một đầu máy diesel như vậy có giá lên đến 2 triệu USD.

Theo Gizmodo