Không mở ra thì rào lại
Cho đến bây giờ mọi người mặc nhiên cho rằng, thế giới từng đến bờ vực của chiến tranh thế giới lần thứ 3 do xung đột hạt nhân trong năm 1962, vào lúc cao trào của khủng hoảng Caribbe. Tuy nhiên, Mỹ và Liên Xô đã ở bên bờ vực Chiến tranh thế giới thứ 3 từ một năm trước đó, khi xe tăng Liên Xô và Mỹ đối đầu nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ở khoảng cách vài chục mét tại trạm kiểm soát lưu thông “Charli”.
Tiền đề của một trong những thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh lạnh hình thành ở châu Âu trong vài năm trước sự kiện 1961. Vào cuối những năm 1950, dù đã thành lập Cộng hoà Liên bang Đức (FRG), được phương Tây hậu thuẫn, và Cộng hoà Dân chủ Đức (GDR) nằm dưới sự bảo trợ của Liên Xô, Berlin vẫn bị phân ra các vùng được xác định theo kết quả Chiến tranh thế giới thứ hai.
Qui chế thành phố vẫn như trước, tuy nhiên ranh giới giữa các khu vực tương đối ước lệ, đặc biệt sau khi Vương quốc Anh, Pháp và Mỹ thành lập Trizoni, cũng như Liên Xô chuyển giao khu vực chịu sự kiểm soát cho chính phủ GDR.
Ngày 15/08/1961, hai ngày sau khi đám hàng rào dây kẽm gai được dựng lên để phong tỏa lối đi lại giữa Đông và Tây Berlin, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng một bức tường – Bức tường Berlin – để đóng cửa vĩnh viễn lối tiếp cận sang Tây Berlin. |
Từ quan điểm của Liên Xô, tình hình như vậy đặt ra nghi vấn về tính độc lập quốc gia của GDR và đáng lo ngại hơn, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nạn di cư sang phương Tây tăng cao làm chính quyền rất lo lắng. Từ tháng 10/1949 đến tháng 7/1961 đã có gần 2,5 triệu người, chiếm 1/6 dân số GDR, chạy qua Đông Berlin. Trong đó toàn là những người trẻ có khả năng lao động. Điều đó càng làm tăng thiệt hại.
Từ năm 1958 Liên Xô đã cố đạt được cho Berlin qui chế thành phố phi quân sự tự do. Tuy nhiên, ý định buộc các thành viên của liên minh cũ nhượng bộ thông qua tối hậu thư hay đàm phán chẳng đi đến đâu, lúc đó đã quyết định tăng cường kiểm soát ranh giới giữa các phần Đông và Tây của thành phố.
Phía Liên Xô không tìm được giải pháp nào hiệu quả hơn, ngoài việc lập hàng rào. Vào đêm sang ngày 13/8/1961 chính phủ Đông Đức đã đóng cửa biên giới và bắt đầu xây dựng công trình ngăn chặn mà sau này nổi tiếng là bức tường Berlin. Trong vòng ba tháng – từ tháng 8 đến tháng 10/1961 nó cách ly hoàn toàn GDR khỏi Tây Berlin. Thật sự, một số trạm kiểm soát biên phòng đã được lập ra.
Tìm kiếm lời đáp
Việc xây dựng bức tường thu hút sự chú ý cao của phương Tây và phản ứng của nó ở lần này là sự công kích hết sức tiêu cực. Ngày 24/8 phía Mỹ đã đặt gần 1000 quân dọc theo vòng vây mà những người cộng sản Đức đã tạo nên xung quanh khu vực xây dựng. Sau đó, ngày 30/8 Tổng thống Mỹ John Kennedy tuyên bố động viên quân dự bị và điều họ sang Tây Berlin.
Xe tăng của Quân đội Liên Xô tiến tới khu vực bức tường Berlin- Ảnh tư liệu. |
Trong tháng 9-10/1961 cụm lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở khu vực của Mỹ đã tăng đến gần 40 nghìn người. Đồng thời người Mỹ bắt đầu kế hoạch phá bỏ bức tường trong khu vực biên giới chung vùng do Hoa Kỳ kiểm soát, và thậm chí còn tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập ở phần Đông của thành phố.
Tình hình ngày càng căng thẳng. Chỉ cần một sự cố nhỏ cũng đủ để trò chơi cơ bắp biến thành xung đột thực sự. Và các binh lính Mỹ tích cực kiếm cớ cho việc này. Ngày 13/9 tiêm kích Xô Viết đã buộc các máy bay vận tải Mỹ trở lại qũi đạo “đúng” của nó bằng các loạt đạn cảnh cáo. Ngày 22/10 tại trạm kiểm soát “Charli” ô tô của người đứng đầu phái bộ Mỹ ở Tây Berlin Adam Laitner bị buộc phải quay đầu, khi ông này muốn đến nhà hát ở Đông Đức.
Ý định thứ hai vượt qua biên giới, được người Mỹ thực hiện ngày 26/10, và lần này đã thành công. Chiếc xe tải hạng nhẹ chở quân nhân tiến tới tuyến biên giới cùng với xe tăng đã không được cho qua. Các nhân viên quân sự Mỹ quyết định lặp lại thủ đoạn này vào ngày hôm sau.
Thật sự lần này hộ tống chiếc xe là 10 xe tăng M48 được cải tiến về kỹ thuật – phần phía trước có lắp lưỡi gạt của máy ủi – sức mạnh đủ để phá huỷ bức tường đang xây dựng trong chốc lát. Theo Fridrikhshtrass đến gần trạm kiểm soát lưu thông, đoàn xe dừng lại cách biên giới vài mét để chờ lệnh tiếp theo.
Sự chậm trễ này cho phép lính biên phòng GDR kéo thêm lực lượng đến trạm, trong đó có cả xe vòi rồng. Một giờ sau xe tăng T-54A của đại đội 7, tiểu đoàn 3, trung đoàn tăng cận vệ 68 của Liên Xô cũng đến trợ giúp. Những dấu hiệu dễ nhận biết của các xe này đã bị cố bôi bẩn để cho giống xe của GDR. Mọi xe tăng đều được trang bị vũ khí và sẵn sàng nổ súng đáp trả.
Một phát súng sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân
Bức tường Berlin xụp đổ- Ảnh Tư liệu. |
Khoảng cách giữa các xe tăng Liên Xô và Mỹ không quá 100 mét. Chỉ một loạt súng ngẫu nhiên hay thậm chí một phát súng máy cũng có thể dẫn đến việc Fridrikhshtrass bị biến thành nghĩa địa của xe bọc thép và có thể mất khả năng lưu thông lâu dài.
Các toà nhà nằm gần đó và cả Berlin sẽ gặp bất hạnh: khi tập trung đông quân trong thành phố, chỉ bằng việc giao tranh đơn giản, sự việc sẽ không được chấm dứt. Và đáng sợ hơn, nạn nhân của phía này hay phía kia có thể châm ngòi cho thế chiến thứ ba và chắc là chiến tranh hạt nhân.
Sự cố ở trạm kiểm soát “Charli” thực sự đã trở thành đối vị công khai đầu tiên của Mỹ và Liên Xô. Và trùng hợp là lần đầu tiên không đổ máu. Kennedy và người đứng đầu Liên Xô mất gần một ngày đêm để thoả thuận điều kiện việc lui quân. Phía Liên Xô là những người đầu tiên rút xe tăng của mình vào sáng ngày 28/10. Sau một ít thời gian xe chiến đấu của người Mỹ cũng rời khỏi Fridrikhshtrass.
Hai phía đã giải tán để một năm sau đó lại tạo ra xung đột mới, nhưng lần này ở phía bên kia trái đất.