Ngân hàng nào đang trả lãi tiền gửi nhiều nhất?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Khảo sát của VietTimes ở 15 nhà băng đều ghi nhận chi phí trả lãi tiền gửi trong quý 1/2023 tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước, nổi bật trong số đó có thể kể tới Techcombank, TPBank và MB. 

'Căng thanh khoản', 'phá đỉnh' là những 'từ khóa' nổi bật trong cuộc đua lãi suất giữa các nhà băng Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022. Ở thời điểm đó, nhiều nhà băng sẵn sàng trả mức lãi hơn 9%/năm để hút người gửi tiền.

Bước sang năm 2023, các ngân hàng không còn đua tăng lãi suất nhưng 'dấu vết' của nó vẫn còn để lại trên báo cáo tài chính.

Khảo sát của VietTimes cho thấy, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã CK: TCB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã CK: TPB) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB – Mã CK: MBB) đều ghi nhận mức trả lãi tiền gửi trong quý 1/2023 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Techcombank ghi nhận chi phí lãi tiền gửi trong quý 1/2023 ở mức 5.019,6 tỉ đồng, tăng 185,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, chi phí lãi tiền gửi ở TPBank và MB lần lượt ở mức 3.196,7 tỉ đồng và 5.227,9 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng 129,9% và 126,04% so với quý 1/2022.

Ảnh chụp Màn hình 2023-05-18 lúc 14.30.56.png

Một số ngân hàng khác cũng ghi nhận khoản trả lãi tiền gửi tăng trên 100% là VPBank đạt 5.536,7 tỉ đồng ( 111,5%); VIB đạt 3.984 tỉ đồng (101%); và HDBank đạt 4.707,06 tỉ đồng (100,9%).

Nhóm ngân hàng có mức trả lãi tiền gửi tăng trên 50% trong quý vừa qua bao gồm: ACB đạt 6.283,8 tỉ đồng (97,8%); Sacombank đạt 7.461,7 tỉ đồng (88,2%); Vietcombank đạt 12.909,1 tỉ đồng (84,7%); SHB đạt 8.939 tỉ đồng (77,7%); LPBank đạt 3.914,8 tỉ đồng (77,55 %); NCB đạt 1.436 tỉ đồng (76%).

Hai ngân hàng quốc doanh là BIDV và VietinBank có chi phí trả lãi tiền gửi tăng thấp nhất trong danh sách mà VietTimes khảo sát, đạt lần lượt là 20.578,8 tỉ đồng và 17.353,3 tỉ đồng, tăng 65,5% và 63,1% so với cùng kỳ năm ngoái./.