Theo đó, 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu gồm:
Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT trong cả nước.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, SGK GDPT mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục.
Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục.
Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT.
Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
5 nhóm giải pháp cơ bản được Bộ GD&ĐT chỉ ra trong năm học 2019-2020 gồm:
Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GD&ĐT.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT.
Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.
Để triển khai hiệu quả Chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của đơn vị; tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục |