Muốn thành công, hãy tắt Facebook đi

Hơn 10 năm trước, vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên ra thế giới. Ông giới thiệu điện thoại thông minh tại một sự kiện ở San Francisco, Mỹ.
Hãy bớt thể hiện trên mạng xã hội nếu muốn thành công hơn. Ảnh:Inc.
Hãy bớt thể hiện trên mạng xã hội nếu muốn thành công hơn. Ảnh:Inc.

Mạng Internet ngày càng gia tăng và phát triển không ngừng làm người sử dụng phụ thuộc quá nhiều vào các trang mạng xã hội.

Bài viết lược dịch lại quan điểm của Jessica Stillman, cây viết của Inc về nên hay không nên cai nghiện mạng xã hội để thành công hơn trong cuộc sống.

Lý do chúng ta nên "cai" mạng xã hội

Theo New York Times, trường hợp của Cal Newport - giáo sư máy tính và là tác giả của cuốn sách bestseller "Kỹ năng đi trước đam mê" là người thành đạt nhưng ông không hề có bất kỳ tài khoản của mạng xã hội nào kể cả Twitter và Instagram.

Tại sao Cal lại đi ngược xu hướng với hơn 78% người Mỹ trẻ tuổi đang từng ngày từng giờ sử dụng mạng xã hội? Không phải vì sự đề phòng các loại tin đồn nhảm, hay lo sợ cho sức khỏe tâm thần của chính ông. Đơn giản, Cal nghĩ rằng làm như vậy sẽ gây tác động tích cực lên sự nghiệp của bản thân.

Trong nền kinh tế tư bản, thị trường thường trả cao giá cho những mặt hàng hiếm có. Việc sử dụng mạng xã hội tràn lan như hiện nay được coi như là hành động bình thường, không đáng để lưu tâm đối với các nhà tuyển dụng.

Nếu bạn cứ mãi lặn lội trong các hoạt động bình thường mà không chịu thoát ra và tự tạo điểm nhấn cho bản thân, thì suy nghĩ sau này sẽ trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương bởi những công việc đòi hỏi điều kiện cao. 

Nền tảng của sự thành công chính là việc bạn tự tạo cho mình những ý tưởng, sản phẩm hữu ích và làm cho mọi người công nhận chúng. 

Một người tự trau dồi kiến thức, và có đầy đủ các kỹ năng cần thiết, cơ hội sẽ tự tìm đến người đó, bất chấp việc họ không bao giờ chia sẻ mọi thứ về bản thân trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng lưới truyền thông hiện nay không tập trung vào việc bồi dưỡng và tìm kiếm các dạng kỹ năng, kiến thức ấy để trở nên thành công hơn.

Chính vì thế, việc lãng phí thời gian trên các trang mạng xã hội làm người dùng mất tập trung khỏi những công việc khác cấp bách và cần thiết hơn như là việc học hỏi, tự xem xét lại bản thân, từ đó ảnh hưởng nặng nề tới năng suất sản phẩm.

Hãy dừng việc cập nhật Facebook 

Theo IIanna Gerson - nhà nhân chủng học thuộc trường đại học Indiana, Bloomington và là tác giả của cuốn sách "Down and out in the New Economy: How People Find (or don't Find) Work Today" (tạm dịch: Sự thăng trầm của nền kinh tế mới: Tại sao hiện nay người ta kiếm được việc làm và tại sao không), việc cập nhật mọi thứ về bản thân lên mạng xã hội là hoàn toàn vô ích và tốn thời gian.

Sau khi phỏng vấn các ứng viên để làm việc cho đầu sách mới, IIanna cho rằng việc xây dựng hình tượng cá nhân không phải một cách để dành được việc làm. Dưới góc nhìn của bà, đó chỉ là một cách chúng ta tự ép mình hòa hợp vào một nền kinh tế đang ngày càng lung lay.

Nói cách khác, việc cập nhật profile ảo là một dạng triệu chứng mà người ta tự huyễn hoặc bản thân để trở nên chuyên nghiệp hơn, từ đó tạo ra viễn cảnh của một con người thành công.

Để duy trì độ "hot" của bản thân, bạn phải luôn online 24/24 nhằm tìm kiếm thêm nhiều lượt tương tác ảo như like, share hay follow. Điều này vô tình làm cho việc kết nối với các mối quan hệ xã hội vốn rất cần thiết bị bỏ qua một bên. Người dùng mạng xã hội sẽ luôn sống trong ảo tưởng về các mối quan hệ ảo đó, dẫn tới việc tự thu mình trước những cơ hội béo bở ngoài đời thật.

"Tự dán nhãn cho bản thân là một việc làm tầm bậy quá thể. Nó làm tiêu tốn nhiều thời gian, và chẳng thể nào giúp chúng ta tìm được việc làm. Con người không phải là hàng hóa để được dán nhãn, Bạn nên dành thời gian tự phát triển bản thân để trở nên nổi bật, và độc nhất trong xã hội này" IIanna chia sẻ.

Theo Zing

http://news.zing.vn/muon-thanh-cong-hay-tat-facebook-va-mang-xa-hoi-post729640.html