Một bác sỹ tại Bệnh viện Bắc Illinois, nơi nạn nhân được chuyển đến, cho biết cô Prehn bị sét đánh trúng vào tai và tia sét đi qua phần còn lại của cơ thể. Chiếc điện thoại bị cháy đen bởi khi đó nó đang được đặt trên tai cô Prehn.
Nhiều người nghĩ rằng chiếc điện thoại chính là nguyên nhân hút tia sét. Nhưng các chuyên gia nói rằng không có mối liên hệ nào giữa việc nạn nhân bị sét đánh vào tai với việc sử dụng điện thoại. Tất cả chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên.
cô Brittney Prehn (ảnh: TH Mỹ)
|
Ở một số vùng của nước Mỹ, người ta vẫn lo ngại về việc sử dụng điện thoại khi trời dông gió. Chuyên gia về thời tiết của Hoa Kỳ, ông John Jensenius cho biết: “Không có mối liên quan giữa sét với điện thoại di động. Người bị sét đánh hoàn toàn do ngẫu nhiên mà thôi”. Có vẻ như cô Prehn đã ở đúng vị trí đen đủi nơi tia sét đánh tới.
“Người ta không khuyến khích sử dụng điện thoại có dây trong một cơn giông bão bởi điện thoại được kết nối vật lý với dây dẫn bên ngoài. Điện thoại di động không có kết nối vật lý như vậy và dòng điện từ một tia sét gần đó không thể đánh vào nó. Chúng ta yên tâm khi sử dụng điện thoại di động trong trời dông bão”, trích một bài viết trên tờ Chicago Tribune.
Điện thoại của cô Prehn bị sét đánh cháy đen (ảnh: TH Mỹ)
|
Ở Trung Quốc, có những biển báo được đặt trên khắp đất nước cảnh báo mọi người không nên sử dụng điện thoại trong cơn dông, nhưng điều này có vẻ là sai lầm khi cảnh báo người dùng về một vấn đề không tồn tại. Trên thực tế, điện thoại của bạn mới là thứ cần bảo vệ nếu nó không có khả năng chống nước. Những chiếc smartphone được sản xuất theo chuẩn IPX5 mới có khả năng không để lọt nước vào trong máy khi bạn đàm thoại trong trời mưa. Một số mẫu điện thoại của Motorola có bảo vệ nano P2i sẽ giúp nó an toàn trong một cơn mưa nhỏ.
Đối với Brittany Prehn, cô vừa được chuyển đến Bệnh viện Đại học Loyola và đang ở phòng chăm sóc đặc biệt.