Máy bay vi phạm không phận trên thế giới bị xử lý thế nào?
Cảnh báo, bắt hạ cánh khẩn cấp hay thậm chí bắn hạ, đó là những phản ứng của một số quốc gia trên thế giới thực hiện khi có máy bay vi phạm không phận của mình.
Bắn hạNgày 10/8/1999, xảy ra một sự cố đặc biệt, khi một máy bay bị bắn hạ vì vi phạm không phận nước khác. Thời điểm đó, chiếc máy bay của Hải quân Pakistan với 16 người trên khoang đã bị không quân Ấn Độ bắn hạ với cáo buộc vi phạm không phận.
Vụ việc xảy ra tại bang Gujarat, Ấn Độ, khiến mối quan hệ giữa quốc gia này với Paskistan khi đó thêm phần căng thẳng.
Chiếc máy bay cùng loại với máy bay của Hải quân Pakistan bị Ấn Độ bắn hạ
Chiếc máy bay bị bắn hạ là Breguet Atlantique, do Pháp sản xuất đang phục vụ trong Hải quân Pakistan, chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra và trinh sát. Sau khi rời căn cứ, nó sớm bị radar Ấn Độ phát hiện ở vùng biên giới 2 nước.
Sau đó, 2 chiến cơ MiG-21 của Không quân Ấn Độ xuất kích tiếp cận máy bay của Pakistan. Sau hàng loạt pha tiếp cận, áp sát từ cả 2 phía, 2 chiến cơ Ấn Độ được phép bắn hạ đối phương.
Như vậy, sau 2 giờ cất cánh từ căn cứ, chiếc máy bay của Pakistan đã bị tên lửa R-60 từ MiG-21 của Ấn Độ bắn vào động cơ bên phía cửa lên xuống.
Điều này khiến máy bay mất kiểm soát, rơi theo đường xoắn rồi đâm xuống đất khiến 16 người trên khoang, trong đó có 5 sỹ quan Hải quân Pakistan thiệt mạng.
Việc bắn hạ máy bay lạ xâm nhập không phận quốc gia trên thế giới chưa dừng lại ở đó. Cuối năm 2014, máy bay quân sự Venezuela đã bắn rơi 2 máy bay không xác định danh tính khi xâm phạm không phận nước này.
Venezuela bắn hạ máy bay vi phạm không phận
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez cho biết, lực lượng vũ trang Venezuela đã bắn rơi 2 máy bay không xác định danh tính do vi phạm không phận của nước này.
Ông Padrino Lopez cho biết thêm, các máy bay này bị bắn rơi bởi các chuyên gia của lực lượng tư lệnh chiến lược Venezuela. Vụ việc xảy ra ở bang Apure, gần thị trấn Elora.
Đầu năm 2012, Chính phủ Venezuela đã thông qua một đạo luật về bảo vệ không phận của đất nước, trong đó cho phép quân đội bắn hạ các máy bay vi phạm không phận dưới sự chỉ huy của nhà nước.
Cảnh báo
Tháng 10/2009, một máy bay vận tải quân sự của Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Ấn Độ sau khi bay vào không phận nước này mà không xin phép.
Chiếc máy bay chở 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đang trên đường từ UAE đến Thái Lan, nó đã bay qua khu vực Mumbai khi chưa nhận được sự cho phép của Ấn Độ.
Mặc dù vẫn được tiếp tục hành trình mà không có va chạm nào xảy ra nhưng các binh sỹ Mỹ và máy bay phải ở lại Mumbai một đêm để làm các thủ tục cần thiết.
Vài giờ sau khi hạ cánh, Lãnh sự quán Mỹ tại đây đã liên hệ với nhà chức trách Ấn Độ nhằm giải quyết sự cố này. Nhờ có sự hợp tác giữa 2 bên, vấn đề được giải quyết nhanh chóng.
Cũng trong năm 2009 nhưng vào tháng 6, một máy bay chở hàng khác của Mỹ đã vi phạm không phận Ấn Độ khi đang di chuyển đến Afghanistan.
Sự phân chia trách nhiệm giữa các đơn vị FIR này là do thỏa thuận quốc tế thông qua ICAO, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Việc ra quyết định ranh giới FIR của ICAO phụ thuộc vào bảo đảm trang thiết bị quản lý bay và năng lực quản lý không lưu của mỗi quốc gia.
FIR mang tên của Trung tâm Thông tin bay hay Trung tâm Quản lý bay chính của vùng chứ không mang tên quốc gia và do đó không mang ý nghĩa về chủ quyền quốc gia.
Vùng trời Việt Nam được tổ chức 2 FIR, FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. FIR Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm cả vùng hải phận quốc tế cũng như cả một phần vùng trời Lào và một phần vùng trời Campuchia