Mạng 5G ở Châu Âu sẽ tụt hậu hơn so với Mỹ, Trung Quốc và các nước Châu Á

Trong khi Mỹ và các nước Châu Á đang rất lạc quan về việc khởi chạy mạng 5G thì phía Châu Âu lại khá lúng túng để triển khai. Một trong những nguyên nhân là khó để đồng bộ mạng không dây này khi mà có quá nhiều quy tắc khác nhau ở 28 quốc gia EU.
Mạng 5G ở Châu Âu sẽ tụt hậu hơn so với Mỹ, Trung Quốc và các nước Châu Á - Ảnh 1

Tuần trước tại sự kiện MWC 2018, hàng loạt các nhà sản xuất điện thoại lớn như Huawei và Nokia đã nỗ lực nhấn mạnh các thiết bị của mình được tích hợp trong không gian 5G. Công nghệ mạng không dây này có thể mang chúng ta đến gần hơn với thời đại IoL (Internet of Things) khi mà tốc độ truyền dữ liệu, tải các trò chơi thực tế ảo nhanh và hỗ trợ cho những chiếc xe không người lái.

Thế nhưng, qua sự kiện lần này có thể minh chứng một điều rõ ràng là mạng 5G của Châu Âu có nguy cơ tụt hậu phía sau so với Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á.

Cùng điểm lại một số minh chứng cho điều này:

Ví dụ điển hình là Korea Telecom - một trong những công ty điện tử viễn thông của Hàn Quốc đã sử dụng mạng 5G để trình chiếu một trò chơi thực tế ảo trực tuyến tại thế vận hội mùa đông của nước mình với một tốc độ chuẩn siêu nhanh. Giám đốc công nghệ Hans Vestberg của Verizon, Mỹ cũng nói với CNBC rằng: "Mỹ và một số nước tại Châu Á đang trên đà tiến đến mạng 5G".

Mạng 5G ở Châu Âu sẽ tụt hậu hơn so với Mỹ, Trung Quốc và các nước Châu Á - Ảnh 2

Hans Vestberg của Verizon (Mỹ) phát biểu: "Mạng 5G là một cơ hội".

Thế nhưng, đằng sau sự lạc quan của nước Mỹ và Châu Á thì người Châu Âu lại tỏ ra nhiều tự tin hơn nhiều, trừ các nhà lập pháp của Liên minh Châu Âu:

"Tôi thực sự lo lắng", Andrus Ansip - Ủy viên của Ủy ban Châu Âu và cũng là người chịu trách nhiệm duy nhất về thị trường công nghệ số đã phát biểu với CNBC trong bài phỏng vấn tuần trước.

Những khó khăn mà Châu Âu đang gặp phải

Trước đó EU từng đưa ra các mục tiêu về kết nối mạng, trong đó ít nhất một thành phố ở mỗi quốc gia thành viên có đầu đủ mạng 5G cho thương mại vào năm 2020. Để đáp ứng mục tiêu, ông Ansip cho biết buộc phải đầu tư số tiền 500 (tương đương 615 tỷ USD) tỷ Euro nhưng với tốc độ hiện tại thì số tiền tài trợ chỉ còn lại 155 tỷ Euro.

Một trong những khó khăn mà Châu Âu gặp phải khi tích hợp mạng 5G là do có quá nhiều sóng vô tuyến điện với các tiêu chuẩn truyền thông khác nhau. Trong khi các nước khác đã sẵn sàng cho việc đồng bộ và có sẵn mạng 5G.

Tuần trước các nhà làm luật của EU đã quyết định giải phóng tần số vô tuyến điện 5G trong thời hạn 20 năm những rất nhiều người trong ngành công nghiệp lại cho rằng cần 25 năm để kêu gọi vốn đầu tư nhiều hơn. Mats Granryd -Tổng giám đốc của công ty khai thác di động toàn cầu GMSA, nói với CNBC:

"Phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng mạng lưới này và có được khoản đầu tư như dự kiến. Để an toàn hơn chúng tôi cũng cần thời gian để băng tần 5G được ổn định, vì loại quang phổ mà chúng tôi mua đúng cách sẽ là của chúng tôi trong một khoảng thời gian dài".

Mạng 5G ở Châu Âu sẽ tụt hậu hơn so với Mỹ, Trung Quốc và các nước Châu Á - Ảnh 3

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu: "Các phương tiện truyền thông truyền thống cần được bảo vệ".

Thêm một vấn đề nữa là do các quy tắc khác nhau trên 28 quốc gia thành viên của EU, những bất đồng do nhiều ý kiến trái chiều khiến thị trường tại đây mất khá nhiều thời gian để đưa ra quyết định và đồng bộ hóa hoàn toàn.

Theo số liệu của CCS Insight, các hãng di động tại Mỹ như AT&T và Verizon đã cam kết sẽ triển khai mạng 5G trong năm nay, năm tới và Trung Quốc sẽ là thị trường lớn nhất sở hữu mạng không dây này vào năm 2022. Với tốc độ mạng 5G chỉ đang trong tình trạng hứa hẹn, sẽ khiến các phong trào hưởng ứng chậm chạp. Bởi thông qua việc có sẵn mạng 5G hay không có thể thấy được tình trạng phát triển của kinh doanh, người tiêu dùng và cuối cùng là nền kinh tế của mỗi khu vực.

Theo ICT News

http://ictnews.vn/internet/mang-5g-o-chau-au-se-tut-hau-hon-so-voi-my-trung-quoc-va-cac-nuoc-chau-a-164975.ict