Lợi nhuận nước ngoài của Microsoft phá mốc 100 tỷ USD

Tin mừng cho Microsoft là lợi nhuận nước ngoài đã vượt qua mốc 100 tỷ USD, đưa công ty này trở thành tập đoàn lớn thứ hai tại Mỹ. Tuy nhiên tin buồn là chính phủ Mỹ cũng đang ráo riết áp đặt thuế khi khoản lợi nhuận này quay trở về nhà
Một công nhân đi ngang qua văn phòng Microsoft tại Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg)
Một công nhân đi ngang qua văn phòng Microsoft tại Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg)

Lợi nhuận lũy kế từ thị trường nước ngoài củaMicrosoftđã chạm mốc 108 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái trong bối cảnh công ty này tận dụng triệt để chính sách ưu đãi thuế ở nước nòoài. Như vậy Microsoft trở thành công ty thứ hai của Mỹ vượt qua mốc 100 tỷ USD đối với lợi nhuận từ nước ngoài, sau General Electric.

Thật ra, theo tài liệu nộp lên cơ quan quản lý ngày 31/7,Applecó khối lượng tiền tại nước ngoài nhiều hơn Microsoft, nhưng hãng đã tính đến khoản thuế cho hàng tồn kho và vì vậy lợi nhuận nước ngoài ít hơn 70 tỷ USD và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi được đem trở về nước.

Luật thuế tại Mỹ đã giữ chândoanh thunước ngoài của Microsoft. Theo đó, công ty này được yêu cầu trả khoản chênh lệch giữa mức thuế suất tại nước ngoài và thuế suất 35% đang áp dụng đối với các doanh nghiệp tại Mỹ khi lợi nhuận được chuyển về Mỹ.

Để đem được 108,3 tỷ USD trở về, Microsoft sẽ phải trả khoản thuế 34,5 tỷ USD cho chính phủ Mỹ, tương đương với mức thuế 31,9%. Trong khi đó các khoản thu nhập này hiện đang chịu mức thuế trung bình là 3,1% vì thuế thu nhập tại Ireland, Singapore và Puerto Rico đều cực thấp.

Microsoft và Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đang đứng giữa một trận chiến căng thẳng có tính hợp pháp về vấn đề chuyển giá hay còn biết đến với những hợp đồng “mẹ con” của các tập đoàn đa quốc gia. Từ năm 2004, chính phủ Liên bang đã sờ gáy lợi nhuận của Microsoft nhưng công ty này đã làm khó các luật sư thuê ngoài của chính phủ.

Theo luật mới, các công ty Mỹ nợ chính phủ khoản thuế 35% tính trên lợi nhuận nước ngoài nhưng chỉ phải trả cho đến khi khoản lợi nhuận này quay trở về Mỹ. Điều này thúc đẩy các công ty cất giữ tiền nước ngoài. Tính đến tháng 3/2015, khối lượng lợi nhuận nước ngoài của 304 công ty Mỹ đã lên tới 2.100 tỷ USD, theo số liệu Bloomberg.

Apple đóng góp hơn 200 tỷ USD tiền mặt, với gần 90% là tại nước ngoài. Theo các báo cáo gần đây nhất, 69,7 tỷ USD lợi nhuận của Apple không bị đánh thuế.

Các nhà làm luật Mỹ đã tính đến con đường để đưa khoản tiền này về Mỹ. Tổng thống Barack Obama sẽ trích ra 14% thuế trên lợi nhuận cho các dự án cao tốc và cơ sở hạ tầng. Điều này được một số Đảng viên đảng Cộng hòa ủng hộ và họ đều đang cố gắng tìm ra một kế hoạch chi tiết.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg