Làm thế nào để tránh bị lừa đảo qua email?

VietTimes – Phishing vốn là xảo thuật đánh lừa qua email nhằm đánh cắp thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông tin về thẻ tín dụng.. Nếu bạn nhận được bất kỳ email nào từ ngân hàng hoặc công ty yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc, hoặc các trang web trông giống với những trang web bạn đã sử dụng, hãy cảnh giác vì đây có thể là một cái bẫy lừa đảo. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các email lừa đảo rất dễ nhận ra vì nhà cung cấp dịch vụ email sẽ tự động lọc chúng vào thư mục spam. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo 100% các email lừa đảo đã bị lọc sạch sẽ. Vậy làm thế nào bạn có thể nhận biết một email được gửi bởi từ tội phạm không gian mạng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần cảnh giác và phòng tránh các email lừa đảo.

Không mở bất kỳ đường liên kết đáng ngờ

Các cuộc tấn công qua email thường giả mạo các đơn vị, tổ chức có uy tín như ngân hàng và thường có liên kết đến trang yêu cầu bạn nhập thông tin của mình. Do đó, bạn phải luôn luôn kiểm tra tên của người gửi, địa chỉ email, cũng như các xác minh HTTP của URL.Trước tiên, hãy nhìn thanh địa chỉ trong trình duyệt của bạn để xem URL trông có phải là URL thật hay không. Bạn cũng nên kiểm tra xem địa chỉ có bắt đầu bằng https:// không – điều này cho biết rằng kết nối của bạn với trang web đã được mã hóa và có nhiều khả năng chống lại hành vi xâm nhập hoặc giả mạo hơn. Một số trình duyệt cũng bao gồm biểu tượng khóa móc trong thanh địa chỉ bên cạnh https:// nhằm chỉ rõ rằng kết nối của bạn đã được mã hóa và bạn hiện được kết nối an toàn hơn.

Nhìn vào những chi tiết nhỏ

Để đạt được mục đích thì một email lừa đảo được viết rất chuyên nghiệp đến từng chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn gặp lỗi trong email trước khi chuyển đến trang mà chúng đang cố gắng ăn cắp thông tin từ bạn, bạn có thể tránh tất cả những rắc rối đó. Thông thường, bạn có thể nhận ra những lỗi nhỏ trong email ban đầu, ví dụ: văn bản thuần túy (không có đồ họa hoặc định dạng), người gửi đang sử dụng một địa chỉ email không chính thức (yourbank @ gmail.com ) hoặc lỗi chính tả và ngữ pháp ("helo, sir or madem ").

Nhìn ra các mối đe dọa

Đôi khi những kẻ lừa đảo trực tuyến cố gắng làm bạn sợ khi bạn mở và trả lời những email lừa đảo của họ. Ví dụ: "Nếu bạn không trả lời email này hoặc cập nhật mật khẩu của mình trong ba ngày tiếp theo, tài khoản của bạn sẽ bị xóa". Đừng lo lắng, chẳng có gì sẽ xảy ra nếu bạn không đáp ứng. Thực tế, hiếm có công ty nào cũng có thể liên hệ với người dùng thông qua email về thông tin cá nhân hoặc tài chính.

Giữ cảnh giác và "mở to mắt"

Cách phòng chống email lừa đảo quan trọng nhất là chính bản thân mình. Email có thể được viết tốt, không có lỗi chính tả, màu sắc của logo công ty nhìn có vẻ hợp pháp, URL và địa chỉ email có vẻ đáng tin cậy, nhưng nếu bạn nghĩ có điều không ổn với email này, hãy tin vào bản năng của bạn: không trả lời email. Thay vào đó, nếu bạn cho rằng ai đó đang giả mạo ngân hàng, hãy gọi trực tiếp cho ngân hàng và kiểm tra tính chính xác của thông tin bạn nhận được. Khi bạn nói chuyện với họ, và họ xác nhận rằng email đó là lừa đảo, hãy đánh dấu email bạn nhận được là spam.

Ngoài ra để giảm thiểu rủi ro bởi những vụ lừa đảo phishing này bạn nên  sử dụng tường lửa, phần mềm chống gián điệp và phần mềm chống virus. Và phải đảm bảo cập nhật phần mềm này thường xuyên để bảo mật máy tính của bạn.