Khoảng 5,3 tỉ chiếc điện thoại sẽ bị vứt bỏ trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sự thay đổi thường niên của điện thoại thông minh đã khiến thiết bị điện tử này trở thành mối đe dọa gây ô nhiễm môi trường lớn. Dự kiến trong năm 2022, người tiêu dùng sẽ vứt đi khoảng 5,3 tỉ chiếc điện thoại.
Thiết bị điện tử nhỏ dùng trong gia đình. Ảnh Popula Science.
Thiết bị điện tử nhỏ dùng trong gia đình. Ảnh Popula Science.

Không thể phủ nhận việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh mới là một điều thú vị. Một mô hình mới thường đi kèm với với camera tốt hơn, xử lý nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ hơn, màn hình đẹp hơn và những tính năng mới.

Nhưng ngành kinh doanh điện thoại thông minh liên tục đổi mới này đang tàn phá môi trường, đặc biệt là khi đề cập đến việc vứt bỏ điện thoại cũ. Một nghiên cứu từ năm 2018 dự đoán rằng điện thoại thông minh và trung tâm xử lý dữ liệu sẽ là trang thiết bị gây tổn hại môi trường lớn nhiều trong lĩnh vực truyền thông, CNTT đến năm 2040.

Mặc dù có rất nhiều lựa chọn để tái chế, nhưng điện thoại thông minh, điện thoại và các thiết bị điện tử phế thải khác (WEEE) không được tái chế vì nhiều lý do.

Ước tính có khoảng 5,3 tỉ điện thoại di động các loại sẽ bị vứt bỏ vào năm 2022, theo Diễn đàn WEEE và Giám sát chất thải điện tử toàn cầu của Liên hợp quốc . Để có thể tưởng tượng được, những điện thoại không sử dụng này khi xếp chồng lên nhau sẽ cao khoảng 31.000 dặm (50,000km). Những thiết bị điện tử như máy tính xách tay và điện thoại di động bị ném vào bãi rác sẽ rò rỉ hóa chất độc hại ra môi trường.

Ngày 14/10, Diễn đàn WEEE, phối hợp với Chương trình Chu trình bền vững (SCYCLE) của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên hợp quốc (UNITAR) công bố kết quả khảo sát do Diễn đàn WEEE thực hiện, nhằm điều tra lý do tại sao rất nhiều thiết bị điện tử không được sửa chữa hoặc tái chế. Những cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9/2022 với 8.775 hộ gia đình châu Âu ở 6 quốc gia (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý, Romania, Slovenia và 1 cuộc khảo sát độc lập ở Vương quốc Anh).

Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình mỗi hộ gia đình có 74 sản phẩm điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, dụng cụ điện, máy sấy tóc, máy nướng bánh mì và các thiết bị khác. Trong tổng số 74 sản phẩm điện tử trung bình đó, 13 sản phẩm đang được lưu trữ, có nghĩa là 9 sản phẩm không sử dụng nhưng vẫn hoạt động và 4 sản phẩm bị hỏng.

Những thiết bị điện và điện tử (EEE) nhỏ được tích trữ phổ biến nhất là thiết bị điện tử tiêu dùng nhỏ và những phụ kiện như tai nghe, điều khiển từ xa, thiết bị gia dụng như đồng hồ, thiết bị công nghệ thông tin, điện thoại di động và điện thoại thông minh cũng như thiết bị chuẩn bị thực phẩm.

Một số lý do mà những người được hỏi đưa ra để tiếp tục sử dụng các trang thiết bị điện tử đã thải loại (WEEE) từ có thể cần những thiết bị này trong tương lai (46 %), giá trị tình cảm (13 %), và không thấy bất kỳ động cơ nào để tái chế (1 %).

Pascal Leroy, Tổng giám đốc Diễn đàn WEEE trong một thông cáo báo chí cho biết: “Năm 2022, chúng tôi tập trung vào rác thải của những điện tử nhỏ vì chúng rất dễ tích tụ không dùng đến và không được chú ý trong các hộ gia đình, hoặc thường xuyên bị vứt vào thùng rác thông thường. Mọi người có xu hướng không nhận ra rằng tất cả những vật phẩm tưởng chừng như không quan trọng này lại có rất nhiều giá trị và ở cấp độ toàn cầu đại diện cho khối lượng lớn. Các tổ chức trách nhiệm của các nhà sản xuất thuộc Diễn đàn WEEE, quản lý việc thu gom rác thải điện tử đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu để vấn đề xử lý rác thải điện tử loại nhỏ trở nên đơn giản và thuận tiện cho xã hội”.

Một báo cáo nhằm phát triển ý tưởng của Liên Hợp Quốc cũng được phát hành ngày 14/10, mô tả những ý tưởng và lựa chọn toàn cầu nhằm giảm thiểu vấn đề rác thải điện tử thế giới, bao gồm việc thiết lập những tiêu chuẩn tái chế phổ quát và các tiêu chuẩn pháp lý.

Số liệu vật liệu quý hiếm như vàng, bạc, paladi trong 1 tấn bảng mạch in điện tử. Ảnh Popula Science.

Số liệu vật liệu quý hiếm như vàng, bạc, paladi trong 1 tấn bảng mạch in điện tử. Ảnh Popula Science.

Ngoài ra, tái chế WEEE có thể thu hồi một số vật liệu có giá trị như vàng, đồng, bạc và palađi, được tái sử dụng trong những sản phẩm khác.

Cũng theo ý tưởng được đề xuất, cách tốt nhất để sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, đến cuối vòng đời thì chuyển giao trực tiếp cho nhà sản xuất điện thoại, một cửa hàng bán lẻ hoặc thậm chí quyên góp cho một tổ chức từ thiện để tân trang lại. Ngoài ra, cũng có nhiều cách kéo dài vòng đời một chiếc điện thoại cũ bằng việc biến điện thoại thành đồng hồ báo thức, camera an ninh hoặc thiết bị đọc sách điện tử.

Theo Popula Science