Khay đựng đồ ăn được tái chế từ đồ ăn thừa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một cửa hàng McDonald ở São Paulo, Brazil đã bắt đầu sử dụng những chiếc khay được làm từ đồ ăn thừa.
Khay đồ ăn được làm từ thức ăn thừa (Ảnh: Fast Company)
Khay đồ ăn được làm từ thức ăn thừa (Ảnh: Fast Company)

Nếu bạn đến một cửa hàng McDonald ở São Paulo, Brazil, đồ ăn của bạn sẽ được đặt trên một thứ thoạt nhìn giống như một chiếc khay nhựa thông thường. Tuy nhiên vật liệu để làm ra chiếc khay nhựa này lại hết sức đặc biệt, nó được làm từ thức ăn thừa và các loại rác thải khác.

Arcos Dorados, chuỗi nhượng quyền McDonald's độc lập lớn nhất thế giới, vận hành các cửa hàng ở Mỹ Latinh và Caribe, và hiện đang tung ra thị trường hàng nghìn khay ăn được làm bằng vật liệu mới này để giảm bớt việc sử dụng nhựa nguyên sinh. Vật liệu mới có tên UBQ này độc đáo ở chỗ có thể tái chế từ nhiều vật liệu khác nhau. Theo lời Albert Douer, Chủ tịch của UBQ Materials, công ty Israel chuyên sản xuất vật liệu này cho biết: "Quy trình tái chế UBQ bắt đầu với rác thải sinh hoạt chưa được phân loại bao gồm vỏ chuối, xương gà và các thức ăn thừa khác; bìa cứng và giấy; tã hỗn hợp và nhựa, ngoại trừ thủy tinh và kim loại, đây là hai vật liệu được chúng tôi loại bỏ và đem những thứ còn lại đi tái chế".

McDonald sử dụng khay nhựa tái chế để phục vụ khách hàng (Ảnh: Fast Company)
McDonald sử dụng khay nhựa tái chế để phục vụ khách hàng (Ảnh: Fast Company)

Vật liệu UBQ thân thiện với môi trường và giúp giảm thiểu các bãi chôn lấp chất thải, nơi nơi thức ăn thừa thải ra khí nhà kính khi chúng phân hủy. Công nghệ mới có thể giúp cải thiện hệ thống tái chế vốn chưa hoàn hảo đang được chúng ta sử dụng hiện nay.

Đồng sáng lập và CEO UBQ, Jack cho biết: "Dù ở những nới có cơ sở hạ tầng phục vụ quy trình tái chế tinh vi nhất thế giới, vẫn có hơn 80% rác thải được cho là không thể tái chế do phân loại chưa chính xác. Chất liệu UQB đang dẫn hoàn thiện những nỗ lực tái chế hiện nay, nó giúp chúng ta tận dụng được tất cả các loại rác thải dư thừa mà trước đây thường bị đem chôn hoặc thiêu. Chúng ta có thể sử dụng các loại rác thải này để biến chúng thành một vật liệu mới phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất. Bằng cách đặt công nghệ của chúng tôi vào giai đoạn cuối của chu kỳ rác thải, chúng tôi sẽ giúp đóng lại vòng lặp tái sử dụng vật liệu".

Vẫn có hơn 80% rác thải được cho là không thể tái chế do phân loại chưa chính xác (Ảnh: Fast Company)

Vẫn có hơn 80% rác thải được cho là không thể tái chế do phân loại chưa chính xác (Ảnh: Fast Company)

Đối với chuỗi nhượng quyền McDonald, lần chuyển đổi này là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm giảm thiểu việc sử dụng nhựa nguyên sinh và chỉ dùng một lần. Theo Gabriel Serber, giám đốc chương trình phát triển bền vững và tác động xã hội tại Arcos Dorados: "Chúng tôi đã bắt đầu chương trình giảm thiểu việc sử dụng nhựa vào năm 2018. Trong năm đó, chúng tôi đã loại bỏ được 600 tấn nhựa. Năm 2019, chúng tôi đã loại bỏ được 700 tấn nhựa nữa. Đây là chương trình sẽ được thực hiện lâu dài nên tác động của nó sẽ ngày một lớn".

Công ty hiện đã sản xuất hơn 7000 khay mới tại các nhà hàng ở Brazil và hiện đang tiếp tục sản xuất thêm hàng ngàn khay nhựa nữa cũng như lên kế hoạch mở rộng ra toàn quốc. Khi những khay tái chế này bị hư hỏng, chúng có thể được tái chế trở lại thông qua các nhà máy tái chế truyền thống. Vật liệu mới này cũng có thể được sử dụng trong các loại sản phẩm khác ví dụ như sàn nhà hay các đồ nội thất.

Theo Fast Company