Giấc mộng về cuộc sống vĩnh cửu của những vị tỉ phú giàu có nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày càng có nhiều doanh nhân giàu nhất thế giới đầu tư vào các công nghệ chống lão hóa với hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ của mình trong tương lai.

Peter Thiel

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Tỉ phú công nghệ Peter Thiel có thể được biết đến nhiều với việc đồng sáng lập các công ty như PayPal, Palantir Technologies và quyên góp cho các ứng cử viên chính trị của Đảng Cộng hòa và đặc biệt ông cũng đã đầu tư hàng triệu USD vào lĩnh vực nghiên cứu tuổi thọ.

Thiel là một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào Unity Biotechnology, một công ty phát triển các loại thuốc nhắm vào các tế bào lão hóa. Năm 2006, ông cũng cam kết đầu tư 3,5 triệu USD cho Quỹ Methuselah, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào nghiên cứu chống lão hóa bằng kỹ thuật mô và y học tái tạo. Đến năm 2017, vị tỉ phú này đã tăng khoản đầu tư đó lên 7 triệu USD.

Peter Thiel được cho là đã đăng ký với Alcor Life Extension Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung thực hiện đông lạnh để ngăn chặn quá trình lão hóa. Vị tỉ phú này còn thực hiện một số khoản đầu tư vào các công ty công nghệ sinh học thông qua Thiel Foundation và một số khác thông qua công ty đầu tư mạo hiểm của ông, Founder Fund.

Larry Ellison

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Năm 1997,người sáng lập Oracle, Larry Ellison đã thành lập Quỹ Y tế Ellison, tổ chức "hỗ trợ nghiên cứu y sinh cơ bản về lão hóa và các quá trình phát triển tuổi thọ cũng như các bệnh và khuyết tật liên quan đến tuổi tác", Insider đưa tin.

Cho đến khi quỹ ngừng tài trợ cho nghiên cứu chống lão hóa mới vào năm 2013, khoảng 80% trong số 430 triệu USD tài trợ đã được sử dụng. Đến năm 2020, Vox báo cáo rằng Ellison đã giải tán hoàn toàn chương trình để tái tập trung vào việc chống lại đại dịch COVID-19.

Larry Page

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Vào năm 2013, người đồng sáng lập Google, Larry Page đã công bố thành lập Công ty California Life, còn được gọi là Calico Labs.

Mục tiêu của Calico Labs là nghiên cứu quá trình lão hóa và phát triển các loại thuốc chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác, theo trang web của họ.

Năm 2014, Calico Labs bắt đầu hợp tác với công ty dược phẩm sinh học, AbbVie, nhằm phát triển các liệu pháp chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác trong đó một sáng kiến đã nhận được hàng tỉ USD đầu tư.

Calico Labs gần đây cũng đã được ghi nhận là tiền thân của Altos Labs, một công ty khởi nghiệp trẻ hóa tế bào đã được Jeff Bezos đầu tư.

Tuy nhiên, người đồng sáng lập Calico, Bill Maris, đã chia sẻ với Insider vào năm 2020 rằng ông "thất vọng" vì thiếu những tiến bộ rõ ràng mà Calico đạt được trong lĩnh vực này.

Sergey Brin

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Mối quan tâm của Sergey Brin đối với nghiên cứu về tuổi thọ được đánh giá là mang tính cá nhân hơn. Năm 2008, ông tiết lộ mình bị đột biến gen và dễ mắc bệnh Parkinson hơn. Theo Forbes, những năm qua, nhà đồng sáng lập Google đã rót hơn một tỷ USD cho nghiên cứu về căn bệnh này

Brin cũng đầu tư một số dự án kéo dài tuổi thọ. Ngoài việc đổ tiền vào Calico Labs năm 2015, ông cũng tuyên bố nhóm Khoa học và Đời sống của Google sẽ trở thành một đơn vị độc lập trực thuộc Alphabet và đổi tên thành Verily Life Science. Từ đó, công ty phát triển thiết bị chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn Verily Study Watch - thiết bị có mục đích giúp mọi người có một cuộc sống lành mạnh hơn.

Mark Zuckerberg

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Cadie Thompson của Insider đưa tin rằng vào năm 2015, nhà vật lý quá cố Stephen Hawking đã hỏi Mark Zuckerberg về những câu hỏi lớn trong khoa học mà ông tìm kiếm câu trả lời.

Mark Zuckerberg chia sẻ: "Tôi quan tâm đến những câu hỏi về con người. Điều gì giúp chúng ta sống mãi mãi? Làm thế nào chữa khỏi mọi bệnh tật? Bộ não hoạt động thế nào? Quá trình học tập hoạt động thế nào và làm sao có thể tăng khả năng học hỏi của con người lên hàng triệu lần?".

Ông chủ Facebook sau đó đầu tư vào Breakthrough Prize, giải thưởng ba triệu USD cho các nhà khoa học cơ bản về nghiên cứu con người. Năm 2016, ông và vợ Priscilla Chan cam kết đầu tư hàng triệu USD cho việc chữa bệnh truyền nhiễm và nâng cao tuổi thọ. "Khi kết thúc thế kỷ này, việc mọi người sống qua 100 tuổi là điều bình thường", Zuckerberg chia sẻ.

Sean Parker

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Sean Parker được công nhận là người đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ tệp Napster và sau đó là Chủ tịch đầu tiên của Facebook.

Được biết, vị tỉ phú này đã phải vật lộn với chứng dị ứng thực phẩm đe dọa đến tính mạng và sau đó ông đã dành hàng triệu USD để tài trợ cho nghiên cứu về khoa học đời sống.

Năm 2015, ông thành lập Quỹ Parker với khoản đầu tư ban đầu là 600 triệu USD. Mục tiêu của quỹ là tài trợ cho các chương trình về khoa học đời sống, sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Một năm sau, ông thành lập Viện trị liệu miễn dịch ung thư Parker, PICI, nhằm đẩy nhanh sự phát triển của các liệu pháp miễn dịch đột phá để có thể điều trị mọi loại bệnh ung thư", theo trang web của Viện.

PICI hiện đã thành lập một số trung tâm nghiên cứu hợp tác với các viện nghiên cứu hàng đầu trong nước, bao gồm Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering và Stanford Medicine, bổ sung quan hệ đối tác với Viện Gladstone ở San Francisco và Viện Ung thư Dana-Farber của Boston vào năm 2022, theo STAT.

Jack Dorsey

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Jack Dorsey là cựu Giám đốc điều hành của Twitter và là Giám đốc điều hành hiện tại của công ty thanh toán di động Block

Cựu CEO Twitter Jack Dorsey là người ăn chay thuần, đồng thời có mối quan tâm lớn về sức khỏe. Ông thừa nhận mình chỉ ăn một bữa mỗi ngày, nhịn ăn vào cuối tuần, tắm nước đá, thức dậy lúc 5 giờ sáng và thiền trong hai giờ.

Dorsey cho biết lịch trình này của anh xuất phát từ sự căng thẳng khi điều hành một công ty như Twitter.

"Khi tôi quay lại Twitter và đảm nhận công việc, tôi đã thực sự phải nghiêm túc về việc dành nhiều thời gian và sức lực hơn để tập thể dục, duy trì sức khỏe thể chất và nhìn nhận bản thân một cách nghiêm túc hơn" Dorsey nói, sau khi nắm quyền lãnh đạo nền tảng này một lần nữa vào năm 2015.

Dorsey cũng được cho là đang đầu tư vào một số dự án về kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, ông chưa từng thừa nhận điều này.

Jeff Bezos

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Jeff Bezos đầu tư vào Altos Labs, công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học với mục tiêu "khôi phục sức khỏe và khả năng phục hồi của tế bào thông qua trẻ hóa tế bào để đẩy lùi bệnh tật, chấn thương và khuyết tật có thể xảy ra trong suốt cuộc đời".

Altos Labs thành lập năm 2022, có trụ sở cả ở Anh và Mỹ. Theo Technology Review, công ty có kế hoạch thành lập các học viện ở nhiều khu vực như Bay Area, San Diego, Cambridge, Anh và Nhật Bản. Họ cũng đang tuyển dụng một lượng lớn các nhà khoa học với mức lương hậu hĩnh cùng lời hứa giúp họ theo đuổi nghiên cứu về cách tế bào già đi và cách đảo ngược quá trình đó.

Yuri Milner

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Yuri Milner là tỷ phú gốc Nga, người đã trở nên giàu có khi sớm ủng hộ Facebook và Twitter.

Theo MIT Technology Review, Milner và vợ là Julia cũng là nhà đầu tư vào Altos Labs.

Milner cũng đã đóng góp rất nhiều cho việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong những năm qua.

Nhà Milner là những người ủng hộ Giải thưởng Đột phá, một bộ giải thưởng trị giá 3 triệu USD được trao cho các nhà vật lý, nhà sinh vật học và nhà toán học xuất sắc.

Vào năm 2021, Quỹ Nghiên cứu Dải ngân hà — một tổ chức phi lợi nhuận do Milner tài trợ — đã trao các khoản tài trợ ba năm trị giá 1 triệu USD một năm cho các nhà nghiên cứu về tuổi thọ.

Được biết, một trong những dự án của quỹ là nghiên cứu phương pháp tái lập trình tế bào cuối cùng có thể "tạo điều kiện cho việc khám phá ra các gen và liệu pháp chống lão hóa mới".

Dmitry Itskov

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Dmitry Itskov là người sáng lập công ty truyền thông trực tuyến New Media Stars.

Năm 2011, Itskov thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Sáng kiến 2045. Theo trang web của họ tự gọi là "siêu dự án khoa học", tổ chức phi lợi nhuận:

"Mục đích là tạo ra các công nghệ cho phép chuyển nhân cách của một cá nhân sang một vật phi sinh học tiên tiến hơn để kéo dài tuổi thọ thậm chí bất tử. Chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt để tạo điều kiện cho cuộc đối thoại với các nhà truyền thống tâm linh lớn của thế giới, khoa học và xã hội”.

Nói cách khác, mục tiêu của họ là sử dụng công nghệ để tạo ra các phiên bản cơ thể ba chiều trên máy tính với bộ não tổng hợp sẽ được điều chỉnh với tính cách con người.

Được biết dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2045.

"Đây là thời điểm mà những bộ óc không phụ thuộc vào vật chất sẽ tiếp nhận cơ thể mới với năng lực vượt xa người thường. Một kỷ nguyên mới của nhân loại sẽ đến!", theo thông tin trên trang web.

David Murdock

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

David Murdock, cựu Chủ tịch Dole, có nhu cầu khiêm tốn hơn nhiều người khác, vị tỉ phú 99 tuổi chỉ muốn sống đến năm 125 tuổi.

Murdock rõ ràng đã quan tâm đến sức khỏe của mình sau khi mất người vợ thứ ba vì bệnh ung thư, theo bản tin của Insider từ năm 2011.

Chế độ ăn kiêng của ông kể từ năm 2011, chỉ giới hạn ở hải sản, lòng trắng trứng, đậu và các loại hạt. Murdock đã kiêng sữa, thịt đỏ, thậm chí cả muối, đường và rượu. Cựu Chủ tịch Dole đã nâng tạ vài lần một tuần, đi bộ trên máy chạy bộ và cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể 140 pound (63kg).

Theo báo cáo của NYT, Murdock cũng đã chi 500 triệu USD để phát triển một trung tâm nghiên cứu có tên là North Carolina Research Campus.

NYT đã mô tả đây là "một trung tâm khoa học dành riêng cho niềm tin của ông rằng thực vật, được ăn với số lượng nhiều và đúng loại, hứa hẹn mang lại sức khỏe tối ưu và tuổi thọ tối đa".

Robert G. Miller

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Robert Miller là một doanh nhân người Canada, người đã thành lập Future Electronics, nhà phân phối thiết bị điện tử.

Mặc dù Miller thường giữ khoảng cách với báo chí trong những năm qua, nhưng một bài đăng của Forbes từ năm 2014 đã đề cập đến mối quan tâm của ông đối với cryonics— quá trình đóng băng cơ thể con người để khôi phục sự sống trong tương lai.

Miller được cho là một nhà đầu tư vào Alcor Life Extension, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về cryonics và dự định sẽ được bảo quản lạnh sau khi ông qua đời, theo Fortune.

Anne Wojcicki

Ảnh: Yahoo

Ảnh: Yahoo

Anne Wojcicki, người sáng lập công ty xét nghiệm gen 23andMe, là một trong số ít phụ nữ đầu tư vào lĩnh vực trường thọ. Mặc dù 23andMe không tập trung chính vào tuổi thọ nhưng blog của công ty có một số bài đăng về chủ đề này.

Năm 2022, cô cũng đầu tư vào Gameto, một công ty công nghệ sinh học với sứ mệnh tái lập trình các tế bào buồng trứng để làm chậm quá trình lão hóa ở buồng trứng.

Theo Yahoo