Nằm trên miệng núi lửa ở độ cao 2.300m so với mực nước biển, Kawah Ijen thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia là hồ nước màu xanh cực nguy hiểm.Theo các chuyên gia, hồ Kawah Ijen là hồ axit lớn nhất thế giới. Hồ có đường kính 722m, sâu 200m và chứa khoảng 36 triệu m3 nước. Màu xanh ngọc bích của hồ Kawah Ijen là do nồng độ cao axit và kim loại hòa tan tạo ra. Chúng có nguồn gốc từ lượng lớn magma nằm sâu bên dưới hồ.Hoạt động của lò magma không ngừng giải phóng các dòng khí lưu huỳnh độc hại khiến mặt hồ Kawah Ijen quanh năm bao phủ bởi làn khói trắng.Khi nhiệt độ không khí đủ thấp, lưu huỳnh ngưng tụ và rơi xuống đất hoặc mặt hồ Kawah Ijen. Khi gặp nhiệt độ cao kết hợp với xúc tác của oxy trong không khí, lưu huỳnh có thể bắt lửa và bốc cháy với ánh sáng màu xanh lam. Hiện tượng có thể quan sát dễ dàng khi trời tối.Theo đó, vào ban đêm, cảnh tượng tại hồ Kawah Ijen giống như cảnh tượng trên hành tinh khác.Mặc dù hồ Kawah Ijen rất nguy hiểm và độc hại nhưng du khách tìm đến đảo Java và ngắm nhìn cảnh tượng ánh sáng xanh huyền ảo vào van đêm.Càng đến gần hồ Kawah Ijen, du khách sẽ ngửi thấy mùi thối đặc trưng của lưu huỳnh ngày càng nồng nặc.Nhiều du khách hít phải khí lưu huỳnh nên bị ho sặc sụa, nôn mửa, cay xè mắt. Do vậy, họ phải nhanh chóng trở xuống.Dù vậy, những công nhân khai thác lưu huỳnh bất chấp nguy hiểm để làm việc kiếm sống tại hồ Kawah Ijen. Họ thường vác trung bình khoảng 80 kg lưu huỳnh từ trên hồ xuống rồi đem bán cho một nhà máy tinh luyện đường ngay dưới chân núi.
Nằm trên miệng núi lửa ở độ cao 2.300m so với mực nước biển, Kawah Ijen thuộc tỉnh Đông Java, Indonesia là hồ nước màu xanh cực nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, hồ Kawah Ijen là hồ axit lớn nhất thế giới. Hồ có đường kính 722m, sâu 200m và chứa khoảng 36 triệu m3 nước.
Màu xanh ngọc bích của hồ Kawah Ijen là do nồng độ cao axit và kim loại hòa tan tạo ra. Chúng có nguồn gốc từ lượng lớn magma nằm sâu bên dưới hồ.
Hoạt động của lò magma không ngừng giải phóng các dòng khí lưu huỳnh độc hại khiến mặt hồ Kawah Ijen quanh năm bao phủ bởi làn khói trắng.
Khi nhiệt độ không khí đủ thấp, lưu huỳnh ngưng tụ và rơi xuống đất hoặc mặt hồ Kawah Ijen. Khi gặp nhiệt độ cao kết hợp với xúc tác của oxy trong không khí, lưu huỳnh có thể bắt lửa và bốc cháy với ánh sáng màu xanh lam. Hiện tượng có thể quan sát dễ dàng khi trời tối.
Theo đó, vào ban đêm, cảnh tượng tại hồ Kawah Ijen giống như cảnh tượng trên hành tinh khác.
Mặc dù hồ Kawah Ijen rất nguy hiểm và độc hại nhưng du khách tìm đến đảo Java và ngắm nhìn cảnh tượng ánh sáng xanh huyền ảo vào van đêm.
Càng đến gần hồ Kawah Ijen, du khách sẽ ngửi thấy mùi thối đặc trưng của lưu huỳnh ngày càng nồng nặc.
Nhiều du khách hít phải khí lưu huỳnh nên bị ho sặc sụa, nôn mửa, cay xè mắt. Do vậy, họ phải nhanh chóng trở xuống.
Dù vậy, những công nhân khai thác lưu huỳnh bất chấp nguy hiểm để làm việc kiếm sống tại hồ Kawah Ijen. Họ thường vác trung bình khoảng 80 kg lưu huỳnh từ trên hồ xuống rồi đem bán cho một nhà máy tinh luyện đường ngay dưới chân núi.
Theo Tri thức & cuộc sống
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu