Kế hoạch thiết lập quốc gia ngoài không gian Asgardia

Hôm thứ 4 vừa qua (12/10), tại Paris, các nhà khoa học đã lên kế hoạch thiết lập một quốc gia mới ngoài không gian.
Kế hoạch thiết lập quốc gia ngoài không gian Asgardia
Kế hoạch thiết lập quốc gia ngoài không gian Asgardia

Quốc gia này sẽ tọa lạc trên vệ tinh của riêng nó vào năm 2017, giúp các nhà khoa học có thể tiếp cận không gian dễ dàng hơn. Mục tiêu là để thúc đẩy hòa bình thế giới, cũng như bảo vệ trái đất tránh khỏi những va chạm tiểu hành tinh và các mảnh vỡ không gian. Quốc gia mới này được đặt tên là "Asgardia", đặt theo tên của một thành phố trên bầu trời do thần Odin cai quản.

Nhưng đây không phải là một thành phố vệ tinh thực sự hay là một trạm không gian để con người có thể sinh sống được. Thay vì vậy, quốc gia này mang nhiều tính thí điểm về khoa học, công nghệ và pháp lý hơn, do nhà khoa học nano người Nga, Giáo sư Igor Ashurbeyki, nhà sáng lập Trung tâm nghiên cứu không gian quốc tế (AIRC) thành lập và ông cũng vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng Khoa học không gian của UNESCO.

Giao diện trang web của kế hoạch lập quốc Asgardia.
Giao diện trang web của kế hoạch lập quốc Asgardia.

Ngay sau khi thảo ra các kế hoạch thành lập quốc gia trên không gian này, một trang webAsgardia đơn giản đã xuất hiện trên mạng để khởi động chương trình sáng tạo quốc kỳ, quốc ca và quốc huy. Trang web này cũng cho phép người dùng đăng ký làm thành viên và công dân Asgardian. Ý tưởng là một khi Asgardia có được 100.000 thành viên nộp đơn làm công dân thì Asgardia sẽ nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc để được phê duyệt.

Cách thức mà ngành không gian hiện nay hoạt động là đang tuân theo một đạo luật Outer Space Treaty mà hầu hết quốc gia trên thế giới hiện nay phải ký vào (nhưng không phải hết thảy). Nên bất kỳ quốc gia nào thực hiện một nhiệm vụ nào đó ngoài không gian đều phải tuân thủ đạo luật này. Vì vậy nếu NASA hay một công ty Mỹ như SpaceX gửi một vệ tinh lên không gian và vệ tinh ấy bị hỏng hóc, vỡ và đâm phải một vệ tinh Nga nào đó thì Nga có thể tố cáo chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm cho vụ va chạm ấy. Ngược lại, điều này có nghĩa là chính phủ Mỹ cũng phải quản lý các công ty Mỹ có thiết bị hoạt động trong không gian phải tránh va chạm với những thiết bị quốc tế khác.

Do đó, trở lại trường hợp của quốc gia Asgardia, đây có thể xem là cách đơn giản, một bước "đệm" của đạo luật Outer Space Treaty, hay có lẽ là một "quan tòa" mới về những hoạt động trong không gian của các quốc gia mặt đất. 

Theo PC World VN