Sự kiện ra mắt sản phẩm này diễn ra trong lúc tại Hoa Kỳ ngày càng có nhiều nghi ngờ rằng, công ty không gian mạng nổi tiếng này dễ bị ảnh hưởng bởi chính phủ Nga.
Eugene Kaspersky, người sáng lập công ty, đã viết một bài trên blog, theo đó, Kaspersky Free sẽ có thể sử dụng ngay tại Mỹ, Canada, một số nước Châu Á Thái Bình Dương và sẽ ra mắt tại các khu vực khác trong những tháng tới.
Kaspersky cho biết phiên bản miễn phí này không nhằm thay thế cho các phiên bản phần mềm chống virus phải trả tiền và miêu tả Kaspersky Free như là một cách cung cấp "những điều thiết yếu", chẳng hạn như bảo vệ e-mail và trang web khỏi virus và cập nhật tự động.
Mặc dù vậy, nhưng phần mềm miễn phí sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các khách hàng của Kaspersky Lab bằng cách cải tiến việc học trên máy thông qua các sản phẩm của hãng.
Công ty đã xây dựng bản Kaspersky miễn phí trong 18 tháng, một giai đoạn phát triển bao gồm các phiên bản thí điểm tại một số thị trường bao gồm Nga, Ukraine, Trung Quốc và các nước bán đảo Scandinavia.
Được thành lập năm 1997, Kaspersky Lab đã phát triển nhanh chóng vào những năm 2000 để trở thành một trong những công ty phần mềm chống virus hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, suốt nhiều năm nay, công ty đã phải đối mặt với sự nghi ngờ về mối quan hệ với Cục An ninh Liên bang của Nga (FSB).
Những nghi ngại về công ty đã trở thành bệnh di căn tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây do sự xuống cấp của mối quan hệ Mỹ-Nga sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và sau này, khi các cơ quan tình báo Hoa Kỳ kết luận rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Mỹ.
Moscow phủ nhận những cáo buộc về hacker, còn Kaspersky thì đã nhiều lần bác bỏ bất kỳ mối quan hệ bất minh với bất kỳ chính phủ nào, và cho rằng những cáo buộc chống lại công ty là không có bằng chứng.
Tháng trước, các nhân viên của FBI đến thăm viếng nhà ở nhân viên của Kaspersky trong khuôn khổ của một chiến dịch điều tra phản gián, còn chính quyền của Tổng thống Trump thì đã thực hiện các bước để loại bỏ công ty khỏi danh sách các nhà cung cấp được phép bán sản phẩm công nghệ cho các cơ quan chính phủ liên bang.
Hiện cũng đã có một dự luật trình lên Quốc hội, nếu được thông qua thì điều đó có nghĩa là Bộ Quốc phòng bị cấm sử dụng các sản phẩm của Kaspersky.
Kaspersky cho biết doanh thu của công ty tại Mỹ, chủ yếu từ việc bán phần mềm chống virus cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ, giảm từ 164 triệu USD trong năm 2014 xuống còn 156 triệu USD trong năm 2016.