Hoàn thành và đang triển khai 28/34 nhiệm vụ
Ngày 5/10, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5 nhiệm kỳ III, quyết nghị nhiều định hướng quan trọng cho công tác năm 2024.
Thay mặt Ban thường vụ, ông Vũ Kiêm Văn – Phó Chủ tịch Kiêm Tổng thư ký VDCA, báo cáo kết quả hoạt động của Hội 9 tháng đầu năm 2024 và kế hoạch trọng tâm quý IV năm nay.
Về công tác tổ chức, điều hành: Hội tổ chức Hội nghị BTV, Ban chấp hành lần 3 triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024. Thông qua chương trình công tác gồm 34 nhiệm vụ trọng tâm và nhóm nhiệm vụ thường xuyên. Đã hoàn thành và đang triển khai 28/34 nhiệm vụ theo kế hoạch, 1 nhiệm vụ không thực hiện.
Tổ chức Hội nghị BTV, BHC lần 4 sơ kết công tác 5 tháng đầu năm 2024.
Đối với công tác tổ chức, điều hành: Hội đã kiện toàn nhân sự Ban chấp hành, Bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí điện tử VietTimes, giao nhân sự phụ trách ban pháp chế; bổ sung 1 phó Tổng thư ký; Tổ chức Đại hội II Chi hội Nhà báo Truyền thông số.
Chi hội phía Nam, tái cơ cấu và kiện toàn nhân sự Ban chấp hành (bổ sung thêm 2 thành viên Ban chấp hành).
Rà soát tổ chức, hoạt động của một số đơn vị trực thuộc: CAD, Tổng Thư ký toà soạn, VBU…
Chi bộ Cơ quan Hội tổ chức sinh hoạt theo quy định của Đảng.
Về công tác phát triển hội viên và hợp tác, Hội đã kết nạp mới 89 Hội viên. Trong đó, phía Bắc 67 hội viên mới, đạt 89% so với mục tiêu 75 hội viên. Phía Nam, 22 hội viên mới, đạt 88% so với mục tiêu 25 hội viên.
Hội hợp tác với nhiều hội, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ví dụ như SVDCA: Doanh nghiệp Hàn Quốc như KOZEE, UPROOT trong việc phát triển thị trường Data Center và AI; Wmedia, CIO và VSBC…
Các hoạt động qua 5 lĩnh vực: Tư vấn, phản biện chính sách; Đào tạo và phổ biến kiến thức; Truyền thông, kết nối hội viên; Tổ chức giải thưởng, hội thi, hội nghị, hội thảo; Đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Hoạt động tư vấn, phản biện chính sách: Hoàn thành nghiên cứu và công bố đánh giá dịch vụ công trực tuyến (Báo cáo đánh giá 63 Cổng dịch vụ công cấp tỉnh từ góc độ người tiêu dùng năm 2024).
Góp ý các văn bản dự thảo quy định: Luật Thủ đô 2024 số 39/2024/QH15; Dự thảo Nghị định quy định về cơ sở dữ liệu dùng chung; Dự thảo Luật Quảng cáo; Chiến lực bán dẫn quốc gia; Tiêu chuẩn ATTT cho camera giám sát; Chiến lược phát triển game online tại Việt Nam, TCVN về trí tuệ nhân tạo, Mô hình Ngôn ngữ lớn tiếng Việt và Trợ lý ảo Việt Nam; Tham gia nhiều chương trình, tọa đàm về phản biện chính sách do LHH Việt Nam tổ chức…
Hoạt động đào tạo tư vấn: Đào tạo cho các Tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, 8 lớp; Đào tạo lĩnh vực CNTT cho sinh viên: 67 lớp do Samsung Việt Nam tài trợ đào tạo cho 2000 sinh viên trên khắp cả nước về Ai, IoT...; Đào tạo 2 lớp cho các Chuyên gia tư vấn chuyển đổi số thuộc mạng lưới tư vấn viên thuộc một số Bộ/ngành công nhận (100 chuyên gia tư vấn); Phối hợp với MPI, dự án IPSC do USAID tài trợ; Tư vấn thực hiện gói tư vấn giải pháp về chuyển đổi số cho 13 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.Hà Nội.
Điểm một số sự kiện nổi bật: Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam tham gia Hội báo xuân toàn quốc năm 2024 tại TP.HCM và đạt giải “Gian trưng bày Xuất sắc” ngày 17/3/2024.
Phát động và tổ chức Lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (CVA_ năm 2024 lần thứ II).
Phát động và tổ chức Lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 (lần thứ VII).
Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập CLB cà phê số và Tọa đàm “Cơ hội và thách thức cho Báo chí trong kỷ nguyên số.
Chính thức ra mắt Hệ sinh thái 1000 + nền tảng số tại TP.HCM ngày 17/5/2024; Smart City Asia 2024.
Hội phối hợp với Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) tổ chức Tọa đàm “Bản quyền và Phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số”. Chương trình tọa đàm nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4.
Đồng tổ chức Diễn đàn “Xu hướng phát triển nội dung hoạt hình và cơ hội tại thị trường Việt Nam” nằm trong khuôn triển lãm quốc tế phim và Công nghệ, phát thanh, truyền hình Telefilm Việt Nam ngày 6-6/8.
Đội Việt Nam đã vượt qua vòng Quốc gia và vòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giành giải Ba nội dung Network Track (mạng) tại VCK toàn cầu cuộc thi….
Phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “An toàn thông tin trong chuyển đổi số” quy tụ hơn 300 đại biểu khu vực Đồng Bằng SCL.
Một số nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024
Theo ông Vũ Kiêm Văn, Hội hoàn thành 5 nhiệm vụ trọng tâm trong CTCT: Chương trình “VDCA Conference 2024": Chi hội phía Nam.
Hội thảo Chính phủ số và bình chọn, vinh danh lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024 (cuối tháng 10 Đà Nẵng).
Bảo trợ và phối hợp tổ chức "Giải thưởng Công nghệ giáo dục - Edutech Awards 2024.
Smart Cities Summit 2024: Smart City iForum.
Nhiệm vụ thứ 5 là Hội nghị Datafest 2024: (cuối tháng 10 tại Ninh Bình).
Về phát triển hội viên, phấn đấu cả phía Bắc và phía Nam mục tiêu của Nhiệm kỳ III, phát triển thêm 500 hội viên doanh nghiệp (nâng số hội viên lên 1000). Tổ chức 30 chương trình Techour.
Về các hoạt động chuyên môn Hội và các đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt động đều trên 5 nhóm lĩnh vực chính: Tư vấn phản biện chính sách; Đào tạo phổ biến kiến thức; Truyền thông kết nối hội viên ; Tổ chức giải thưởng hội thi các hội nghị hội thảo và động ở các đối ngoại quốc tế.
Hội cũng sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm, xuyên suốt là giá trị cốt lõi bao gồm: Truyền thông số; nội dung số và chuyển đổi số.
Nhận xét về các hoạt động của Hội truyền thông số Việt Nam trong thời gian qua, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nói rằng, 9 tháng vừa rồi Hội làm được rất nhiều việc. Một chương trình có 34 đầu việc, Hội đã làm 28 đầu việc.
Theo ông Lợi, đầu năm ông được phân công phụ trách hội báo toàn quốc năm 2024, tổ chức ở TP.HCM, dù có những khó khăn song Trung tâm Trung tâm Bản quyền số, Câu lạc bộ Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam và Tạp chí VietTimes, có sự phối hợp rất tốt, có gian trưng bày đẹp, khí sắc.
Sang năm là một năm đặc biệt của giới báo chí, kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Ông Lợi nhấn mạnh, đây là Hội báo lớn nhất từ trước đến nay, Hội Truyền thông số Việt Nam phải chủ động để đón sự kiện này.
“Trong năm đặc biệt như vậy, chúng ta cần có sự phối hợp với Hội nhà Báo Việt Nam, giới báo chí cả nước để tổ chức sự kiện này. Tôi đề nghị, chúng ta phải có kế hoạch cho năm tới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm”, ông Lợi nói và cho biết, sẽ giao cho Tạp chí VietTimes là đơn vị chủ trì chính, xây dựng kế hoạch từ bây giờ.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí VietTimes, đánh giá các hoạt động của Hội rất thiết thực, ngày càng tạo sự lan toả lớn.
Ông Kiên lấy ví dụ, chỉ từ 25/8 đến nay, riêng Tạp chí VietTimes đã tổ chức bốn sự kiện lớn như: Giải golf truyền thông số lần đầu tổ chức thu hút gần 140 golfer, Ban tổ chức đã trích 100 triệu đồng trao học bổng cho sinh viên Viện đào tạo báo chí truyền thông, ĐH khoa học xã hội và nhân văn; Hội thảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số tại Cần Thơ thu hút hơn 300 khách mời, chuyên gia. Các nội dung bản thảo đều rất thời sự, hấp dẫn; phối hợp với Báo Giao thông tổ chức hội thảo Thanh toán thông minh trong GTVT. Và hôm nay, là lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024
Nhìn lại các hoạt động của Hội, ông Kiên thấy báo cáo rất thiết thực, rốt ráo, có sự lan tỏa tốt. Quá trình VietTimes tham gia vào các hoạt động của Hội đều là những hoạt động thiết thực.
“9 tháng đầu năm hội đã hoàn thành 28/34 đầu việc đề ra từ đầu năm. Trong các việc trên chủ yếu là các sự kiện mà Hội và các cơ quan trực thuộc phải tự lo kinh phí tổ chức. Bởi vậy có được kết quả trên thể hiện nỗ lực rất của ban điều hành lãnh đạo hội và các cơ quan của hội”, ông Kiên nói.
Trong khi đó, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Uỷ viên ban cố vấn Hội truyền thông số, cho biết đã theo dõi hành trình cùng Hội truyền thông số Việt Nam trong thời gian dài và rất ấn tượng với mọi hoạt động của Hội.
Ông vui mừng khi chứng kiến quá trình phát triển lớn mạnh của Hội và cho rằng những quyết sách của Hội đưa ra rất đúng đắn, các hoạt động của Hội rất thiết thực, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhận định, Tạp chí VietTimes 2 tháng đã tổ chức được 4 hoạt động lớn, đáng ghi nhận. Ông đánh giá cao người đứng đầu Tạp chí VietTimes, ứng phó kịp với sự thay đổi.
Ngoài ra, ông Phúc cũng kiến nghị Hội và 3 Viện nên nghiên cứu mô hình chuyển đổi số của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Chia sẻ tại Hội nghị, bà Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch Liên minh sáng tạo nội dung số (DCCA), cho biết trong quý III DCCA vừa hoàn thành tổ chức lễ trao Giải thưởng sáng tạo nội dung số 2024.
Vượt qua 3 vòng chấm giải, sơ loại, sơ khảo, chung khảo, DCCA đã chọn ra được 12 giải thưởng chính thức và 29 đơn vị cá nhân có tác phẩm lọt vào vòng chun khảo được Ban tổ chức trao giấy chứng nhận.
Trong quý IV, DCCA phối hợp với một đơn vị triển khai tặng quà cho 2 trường mầm non ở Lai Châu và Điện Biên cho 1.000 cháu bé.
Ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm Bản quyền số đã mời các thành viên VDCA gia nhập Chi hội nhà báo truyền thông số để thành viên được phong phú.
Về công tác bảo vệ bản quyền số, thời gian vừa qua Trung tâm bản quyền số cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác với Hàn Quốc, kết nối được với địa phương là các thành phố muốn phát triển du lịch.
“Chúng tôi có giới thiệu và có thể hỗ trợ cho họ phát triển du lịch. Đưa khách của Việt Nam sang Hàn Quốc và ngược lại”, ông Chung nói.