Vào lúc cao trào của Chiến tranh Lạnh, các nhà khoa học học Liên Xô đã soạn thảo dự án nổ hạt nhân siêu mạnh trong đại dương gần bờ biển nước Mỹ. Điều đó cho phép tạo ra cơn sóng thần khổng lồ, đổ ập lên lãnh thổ của đối thủ tiềm năng và quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó. Thật ra, những thử nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng tạo cho nước Mỹ “ngày tận thế” từ phía biển không hề đơn giản, ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Dự án của Sakharov
Đặc điểm địa chính trị chủ yếu của nước Mỹ là ở chỗ các trung tâm kinh tế của nước này nằm ở vị trí sát bờ biển. Tức là khác với Liên Xô, Mỹ sẽ bị nguy hiểm nếu bị đánh từ biển. Viện sĩ Andrei Sakharov, người sáng tạo bom khinh khí, nêu ý tưởng tạo sóng thần với khả năng huỷ diệt bờ biển nước Mỹ. Chính cựu bí thư BCHTƯ ĐCS Liên Xô Valentin Phalin đã tuyên bố bản quyền cho Sakharov.
Theo lời ông, Sakharov “ủng hộ việc bố trí dọc bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của nước Mỹ các khối hạt nhân, mỗi khối 100 megaton”. Có thông tin rằng khi Stalin còn sống, nhà hạt nhân trẻ tuổi Sakharov đã đề nghị tiến hành những vụ nổ hạt nhân ở những vùng đứt gãy kiến tạo để gây ra những vụ phun trào Magma.
Dự án sóng thần "khủng khiếp" của Liên Xô (Ảnh Tư liệu) |
Trong trường hợp này, hậu quả tấn công sẽ rất khủng khiếp: chiều cao của sóng dự đoán có thể đạt tới 1,5 km, còn sức tàn phá quan sát được ở khoảng cách 1.500 km tính từ bờ biển.
Tuy nhiên, trong “Hồi ký” của chính mình, Andrei Sakharov không đả động gì đến sóng thần. Bù lại, được biết rằng năm 1961 viện sĩ đã quan tâm đến vấn đề đưa ra bom khinh khí AN-602 (còn được gọi là “Mẹ của Cuzkin”). Để thực hiện nó trong thực tế ông dự tính phóng ngư lôi từ tàu ngầm. “Các cảng của đối thủ sẽ là mục tiêu tấn công từ khoảng cách vài trăm km" - Sakharov viết – "Cuộc chiến trên biển sẽ thất bại, nếu các cảng bị phá huỷ - các thuỷ thủ đã cam đoan với chúng tôi về điều này”.
Như vậy, dự án của Sakharov là không tiến hành vụ nổ ở ngoài khơi, mà trực tiếp ở ven bờ. Viện sĩ đã biết kinh nghiệm của Liên Xô trong lĩnh vực chế tạo những quả ngư lôi hạt nhân siêu mạnh – ngay từ đầu những năm 1950 các bản thiết kế ngư lôi T-15 độ dài 23m đã được xem xét.
Sakharov đã bàn bạc về sáng kiến của mình với thiếu tướng hải quân Petr Phomin, người chịu trách nhiệm về trang bị hạt nhân cho hạm đội. Nhưng, thiếu tướng đã chỉ trích ý tưởng tạo loại vũ khí này, ông cho rằng nếu được đưa vào sử dụng nó sẽ dẫn đến “giết người hàng loạt”. Sau đó Sakharov không có ý định thúc đẩy dự án nữa.
Dự án của Lavrentiev
Khái niệm riêng về siêu sóng thần nhân tạo thuộc về viện sĩ Mikhail Lavrentiev, làm việc ở trung tâm hạt nhân “Arzamas-16”. Theo xác nhận của nhà vật lý Victor Ađamxki, Lavrentiev đã chuyển cho Khrusev tờ trình, trong đó đề nghị cho nổ dưới nước quả bom mạnh hơn “Mẹ của Cuzkin” gấp hai lần.
Dự án về một vụ nổ hạt nhân gần bờ biển Hoa Kỳ sẽ tạo ra đợt sóng thần nhấn chìm cả nước Mỹ (Ảnh Tư liệu) |
Vào khoảng thời gian này quan hệ của Liên Xô với phương Tây căng thẳng tột độ vì khủng hoảng Caribê, bởi vậy Khrusev nghe theo ý tưởng của nhà bác học. Theo lệnh của người đứng đầu chính phủ, các nhân viên Viện nghiên cứu khoa học trung ương – 12 của Bộ quốc phòng đã cố gắng tính toán: vụ nổ nhiệt hạch ở hệ tầng nước sẽ đem lại hậu quả thế nào.
Nhà vật ký Nicolai Suntsov giải thích: độ sâu tối ưu cho vụ nổ phải là 1000 mét. Trong trường hợp này, cách tâm chấn 5 km trên bề mặt mặt nước sẽ hình thành cột sóng cao tới 0,5 km và độ dài 10 km. Sức công phá của sóng thần như vậy có thể so với các sự kiện trong vịnh Lituya ở Alaska năm 1958. Khi đó độ cao con sống đổ ập lên bờ là 516 m.
Dù sao, dự án Lavrentiev - Suntsov vẫn còn “những điểm yếu”. Vấn đề là cả bờ biển phía Tây và phía Đông của nước Mỹ đều không cho phép sóng thần đạt tới sức mạnh huỷ diệt như vậy. Từ phía San Francisco, địa hình bờ biển nhiều núi non đã cản trở việc lan truyền sóng. Bờ biển phía Đông với các thành phố lớn như New York, Philadelphia, Boston được cho là “khả quan” hơn để tấn công. Nhưng cả ở đây cũng xuất hiện cản trở dưới dạng các bãi nông gần bờ rộng mênh mông.
Chỉ có thử nghiệm “thực cảnh” mới có thể cho thấy trên thực tế siêu sóng thần sẽ thế nào. Với mục đích này, mô hình bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ đã được dựng lên ở hồ Ladozha. Việc mô phỏng tấn công nhờ vụ nổ công suất tương đương 100 kg trotil đã xác nhận mối lo ngại của các nhà bác học: các bãi nông có khả năng “dập tắt” sóng thần.
Bởi vậy người Nga không may mắn “quét sạch” bờ biển nước Mỹ. Tối đa, chỉ phá huỷ các công trình xây dựng ở khoảng cách 2- 5 km tính từ bờ biển. Sau đó dự án này bị bác bỏ. Cần thấy rằng, trong năm 1968 nguời Mỹ, sau khi nghiên cứu vấn đề tạo siêu sóng thần, cũng đi đến các kết luận tương tự.