Vì sao "Dự án N-1" đưa người lên Mặt trăng cực kỳ tốn kém của Liên Xô lại thất bại?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một chương trình đưa người lên Mặt trăng ngốn 4-6 tỷ rúp những năm 1960 của Liên Xô đã hoàn toàn thất bại và nó chấm dứt năm 1974, những mãi đến 1989 dân chúng mới biết đến có một chương trình như vậy.
Tên lửa "Sa Hoàng" của "Dự án N-1" (Ảnh Tư liệu)
Tên lửa "Sa Hoàng" của "Dự án N-1" (Ảnh Tư liệu)

Sau khi đưa con người vào vũ trụ, Liên Xô có ý định “qua mặt” người Mỹ trong cuộc “chạy đua lên mặt trăng”. Tuy nhiên, tên lửa mang hạt nhân N-1 với tên gọi “Sa hoàng” được chế tạo cho chuyến bay có người lái lên mặt trăng hoá ra không tiện cho sử dụng.

Chức năng

Nửa đầu những năm 1960 là khoảng thời gian khải hoàn đối với ngành khoa học vũ trụ Liên Xô. Một trong những dự án kiêu hãnh nhất là việc đưa lên quỹ đạo trạm vũ trụ nặng 75 tấn, trên cơ sở đó có kế hoạch lắp ghép tàu liên hành tinh hạng nặng (TMK) có khả năng bay tới sao Hoả hoặc sao Kim.

Với mục đích đưa các hợp phần lên trạm, các kỹ sư phòng thiết kế OKB-1 bắt đầu chế tạo tên lửa hạng siêu nặng N-1. Cùng với thời gian, nhiệm vụ đặt ra trước các kỹ sư cũng thay đổi – quan trọng là không để người Mỹ “phục thù” trong cuộc chạy đua vũ trụ và các phi hành gia Liên Xô sẽ là người đầu tiên được đưa lên bề mặt mặt trăng.

Các khí tài trong nước vẫn còn chưa bay “cao” được như thế. Cho nên, các công trình sư đã đặt ra các thông số của tên lửa rất lớn: cao 101 m, trọng lượng 2.500 tấn, sức tải của tên lửa từ 75 tấn lúc ban đầu nay lên 95 tấn, dự định sử dụng tên lửa N-1 trong tổ hợp với hai tàu thăm dò vũ trụ hai chỗ ngồi L3.

Mỹ coi bom "Sa Hoàng" Nga là vô dụng

Mỹ coi bom "Sa Hoàng" Nga là vô dụng

Đặc điểm cấu tạo

Xergei Corolev, chịu trách nhiệm giám sát việc nghiên cứu chế tạo N-1, đã gạt bỏ cả chục bản thiết kế được trình lên. Ông từ bỏ việc lắp đặt động cơ hạt nhân (chỉ nằm trong giai đoạn thiết kế trước đó). Các chuyên gia đã nêu vấn đề bố trí các tầng của tên lửa trong các cuộc tranh luận. Sơ đồ chia vạch song song trên tầng đa khối có lợi xét từ quan điểm kinh tế, đã bị chỉ trích vì các lý do kỹ thuật.

Lãnh đạo dự án đã dừng lại ở sơ đồ nhiều khối với vài động cơ tên lửa sử dụng chất lỏng. Kết cấu như vậy sẽ làm giảm bớt khối lượng 6 thùng treo hình cầu, một phần chúng chứa đầy nhiên liệu, còn một phần là chất ô xy hoá. Nếu một động cơ nào đó bị lỗi, hệ thống kiểm soát hoạt động của các động cơ được thiết kế đặc biệt sẽ tự động ngắt nó.

Ba khối A,B,C của tên lửa được tạo ra để đưa tàu lên quỹ đạo, còn hai khối D, E sẽ đưa nó lên mặt trăng. Khi thiết kế N-1, các công trình sư Liên Xô lần đầu tiên thử nghiệm hàng loạt công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn, lần đầu tiên ở tên lửa này đã xuất hiện máy tính điện tử trong khoang. Các kỹ sư đã đẩy mạnh việc đảm bảo an toàn cho phi công khi chế tạo hệ thống cứu hộ trong những trường hợp tai nạn.

Kết thúc dự án

Việc chế tạo N-1 lúc đầu diễn ra chậm vì Bộ Quốc phòng chưa thấy được lợi ích “phụ” tiềm tàng của tên lửa. Vì thế, trong năm 1965 khi công việc đã đi đến giai đoạn thử nghiệm, Xergei Corolev còn phải báo cáo với Điện Kremlin tầm quan trọng của dự án. Tuy nhiên, mãi tới năm 1969 mới diễn ra lần phóng đầu tiên. Xảy ra sự cố, thử nghiệm thất bại. Ba lần tiếp theo cũng vậy.

Vấn đề nằm ở chỗ nhiều động cơ hoạt động cùng lúc đã dẫn đến hậu quả không lường trước: rung lắc mạnh, nhiễu điện và va đập thuỷ động lực khi phóng. Những khiếm khuyết này có thể được khắc phục nếu như người ta kiểm tra tên lửa từ trước, khi nó còn nằm trên bệ phóng.

Nhưng trong lần này người ta đã quyết định tiết kiệm. Số phận “tên lửa Sa hoàng” do các nhà chính trị định đoạt, còn chính bản thân họ không hiểu thấu đáo người ta muốn gì từ ngành vũ trụ. Giữ quy chế “cường quốc vũ trụ” chỉ vì muốn giữ hình ảnh, đối với Liên Xô, là sự thoả mãn quá đắt. Tuy nhiên, các công trình sư lại suy nghĩ khác.

“Tổ hợp N-1, lấy đi bao nhiêu tiền của, sức lực và nhiều năm tháng, đã chết yểu không phải vì những khó khăn về kỹ thuật, mà vì nó trở thành mớ tiền lẻ trong trò chơi của sự kiêu hãnh chính trị và cá nhân” - một trong các nhà chế tạo, Xergei Kriucov, nói.

Trong “cuộc chạy đua lên mặt trăng” người Mỹ đã hành động có mục đích rõ rệt hơn, vì thế theo quy luật, chính họ mới là người đầu tiên bước lên bề mặt mặt trăng ngày 20/7/1969. Tên lửa N-1 của Liên Xô chia sẻ số phận của “chuông Sa hoàng” và “đại bác Sa hoàng”. Trong lịch sử nó là “món đồ chơi” đắt giá, làm tiêu tốn 4-6 tỉ rúp của nền kinh tế quốc dân. Chương trình N-1 chấm dứt hoàn toàn vào năm 1974, còn xã hội Xô Viết thì mãi đến năm 1989 mới được biết đến nó.