Một hệ thống máy tính có thể theo dõi và xác nhận bất cứ gương mặt nào ở bất cứ ở đâu nghe có vẻ như là chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng ở Trung Quốc, có hai công ty như vậy đang đầu tư tiền bạc, công sức để biến công nghệ đó thành thực tế hàng ngày.
Hai công ty startup, SenseTime và Megvii, đang phát triển các nền tảng nhận dạng khuôn mặt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
SenseTime đã trở thành startup AI được định giá cao nhất thế giới sau khi tăng giá trị thêm 600 triệu USD khi định giá đạt 4,5 tỷ USD hồi tháng 4. Tháng trước, công ty này tăng giá trị thêm 620 triệu USD nữa. Megvii cũng không hề kém cạnh. Công ty này đã tăng 460 triệu USD vào tháng 11 năm ngoái. Tuy giá trị định giá không được công bố, nhưng nhiều khả năng công ty này có giá trị vào khoảng 2 tỷ USD. Các công ty nhỏ hơn của Trung Quốc, trong đó có Yitu và DeepGlint, đã tăng giá trị lên 380 triệu USD.
Những giá trị ngoạn mục này không làm nhiều người ngạc nhiên. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch nhằm biến Trung Quốc thành trung đi đầu thế giới về AI và phát triển một nền AI trị giá đến 150 tỷ USD vào năm 2030.
Và chính phủ Trung Quốc cũng đang có những kế hoạch đầy tham vọng để thực hiện một mạng lưới trinh sát theo dõi khắp nơi để có thể giám sát được 1,4 tỷ người dân nước này. Chính những kế hoạch đầy tham vọng đó đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất thế giới về lĩnh vực video giám sát – trị giá 6,4 tỷ USD trong năm 2016. Theo dự báo của công ty đánh giá IHS Markit Ltd, thì lĩnh vực này sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 12,4%. So với thị trường Mỹ, giá trị và tỷ lệ tăng trưởng này lần lượt là 2,9 tỷ USD và 0,7%/năm.
Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là các cơ quan cảnh sát địa phương, là những khách hàng chủ yếu của cả bốn công ty trên.
Nhưng đó chỉ mới là một nửa câu chuyện. Đối với phần lớn người dân Trung Quốc, quyền riêng tư là một vấn đề không được ưu tiên như ở Mỹ, vì thế nhìn chung không có nhiều phản ứng mạnh từ phía người dân đối với công nghệ AI và nhận dạng khuôn mặt. Điều này cho phép các công ty như SenseTime và Megvii có thể đưa công nghệ của họ vào bất cứ ứng dụng thực tế nào.
Tuy việc giám sát của chính phủ không góp phần đáng kể vào sự phát triển của tất cả các công ty trên, nhưng các công ty này lại bán rất nhiều sản phẩm cho các ngành khác. Công nghệ này đang được triển khai ở mọi ngóc ngách trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc – được ứng dụng cho các dịch vụ trả tiền trực tuyến và giúp ngăn chặn nạn gian lận – cho các công ty công nghệ như công ty cung cấp phần mềm chỉnh sửa ảnh Meitu và công ty chia sẻ đi lại Didi Chuxing.
Cũng không bất ngờ khi Alibaba và công ty con của họ Ant Financial là một trong những nhà đầu tư và là người dùng chính của công ty SenseTime và Megvii.
“Trung Quốc đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích video và hình ảnh, bởi chúng tôi đang có những vấn đề thực tế, chúng tôi có dữ liệu thế giới thực, và chúng tôi cũng có đội ngũ nhân tài rất lớn trong các lĩnh vực kiểu này”, CEO của SenseTime, ông Xu Li cho tờ Quartz biết.
Chúng ta cùng vào bên trong trụ sở Megvii để khám phá một trong những công ty lớn chuyên về công nghệ quan trọng và phát triển nhanh nhất trong tương lai này.
Được thàng lập 2011 bởi ba sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), Megvii trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới về công nghệ nhận dạng khuôn mặt và công nghệ AI. Tờ Economist đã mô tả văn phòng làm việc của công ty là “phòng động cơ của Big Brother”. Cũng giống như ở hầu hết các công ty startup khác, không khí tại SenseTime rất vui vẻ và đầy lạc quan.
Ảnh Business Insider
|
Sản phẩm chính của công ty là Face++, một nền tảng có thể phát hiện được khuôn mặt và xác nhận các đặc điểm nhận dạng với độ chính xác cao. Lối vào văn phòng từ tất cả các cửa đều được quản lý bằng Face++. Để vào văn phòng, bạn phải quét qua hệ thống này. Một khi đã vào trong văn phòng, hệ thống này có thể xác nhận bạn gần như ngay tức thời ở bất cứ đâu.
Ảnh Business Insider
|
Hệ thống có thể đồng thời xử lý nhận dạng nhiều khuôn mặt. Khi các nhân viên trở lại văn phòng sau bữa trưa, mỗi một gương mặt họ đều xuất hiện trên màn hình. Hiện nay, Face++ cũng đang được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp ở Trung Quốc, theo ông Xie Yinan, phó Chủ tịch Megvii cho hay.
Ảnh Business Insider
|
Sử dụng Face++ để vào văn phòng làm việc tạo ra một hệ thống thông minh mà ở đó những người quản lý (ông chủ) có thể thu thập được các thông số về các nhân viên – thời gian họ ở lại làm việc bao nhiêu? Họ có xu hướng làm việc vào những giờ nào?.... Ông Xie nói, chính điều này giúp những người chủ có thể tính toán chính xác xem những nhân viên nào thích làm việc theo thời gian linh hoạt.
Ảnh Business Insider
|
Sau khi tôi đã vào hệ thống, tôi quyết định thử xem. Khi lại gần cửa, khuôn mặt tôi hiện lên trên màn hình và cánh cửa mở. Face++ phân tích 106 điểm dữ liệu trên gương mặt để xác nhận nhận dạng của người đó.
Ảnh Business Insider
|
Tuy Face++ về cơ bản là phục vụ cho Megvii, nhưng công nghệ này cũng có rất nhiều ứng dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Một số ga tàu tại Bắc Kinh đã liên kết gương mặt của hành khách với số Thẻ căn cước (ID) của họ để xác nhận vé lên tàu.
Một màn hình tại văn phòng Megvii quảng cáo các tính năng phần mềm của công ty (Ảnh Business Insider)
|
Trong phòng trưng bày tại trụ sở của Megvii, một đoạn phim ngắn phát về các tính năng của Face++. Nền tảng mở của Face++, cho phép bất cứ người nào cũng có thể phát triển các ứng dụng bằng cách sử dụng thuật toán của họ, và đây là nền tảng nhận diện khuôn mặt lớn nhất trên thế giới, với 300.000 nhà phát triển từ 150 quốc gia trên nền tảng này. Megvii dựa vào sự phổ biến đó để cho rằng hệ thống của họ là tốt nhất trên thế giới. Càng nhiều dữ liệu vào trong một AI, thì công nghệ càng tốt hơn.
Ảnh Business Insider
|
Đối tượng đông đảo nhất, và cũng đối với nhiều người cũng là đáng sợ nhất, sử dụng nền tảng Face++ là cảnh sát Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay có 170 triệu camera an ninh đang hoạt động để hình thành nên một hệ thống mà Trung Quốc gọi là “SkyNet”, và số camera này sẽ được tăng lên hơn 400 triệu chiếc. Face++ đang được sử dụng như là một phần của hệ thống đó. Một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Megvii là quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia Trung Quốc.
Ảnh Business Insider
|
Rất nhiều đơn vị cảnh sát Trung Quốc hiện đang sử dụng Face++ để theo dõi tội phạm. Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã chứng minh hiệu quả của hệ thống “SkyNet” khi họ đã tìm ra một phóng viên BBC chỉ trong vòng 7 phút.
Ảnh Business Insider
|
Nhưng theo ông Xie, thì khả năng nhận dạng khuôn mặt của cảnh sát không được như nhiều người vẫn nghĩ. Hệ thống nhận dạng chạy bằng Face++ của cảnh sát Trung Quốc không thể hoạt động 24/7 và cũng không thể tìm ra tất cả mọi đối tượng – có quá nhiều dữ liệu để một máy chủ có thể xử lý hết được. Tuy hệ thống này có thể điểm mặt tên tội phạm từ trong đám đông với độ chính xác rất cao, nhưng trước đó gương mặt của tên tội phạm đã phải được tải lên một máy chủ cục bộ để hệ thống cảnh sát quét được. Và không máy chủ nào có thể xử lý được khi có hơn 1000 gương mặt cùng lúc trên đó.
Ảnh Business Insider
|
Nếu chính phủ, hay bất cứ đối tượng khách hàng nào muốn sử dụng Face++ một cách tràn lan và bừa bãi, thì ông Xie cho biết chắc chắn hệ thống này sẽ thất bại. Đơn giản là bởi hiện chưa có đủ công suất tính toán để hỗ trợ một hệ thống nhận dạng khuôn mặt mà hệ thống đó không hướng đến một mục tiêu cụ thể. Tất nhiên, với sự phát triển của công nghệ, thì khả năng này trong tương lai là hoàn toàn có thể.
Ảnh Business Insider
|
Khi được hỏi về khả năng chính phủ Trung Quốc quá lạm dụng hệ thống này, ông Xie dường như không mấy quan tâm, ông cho rằng điều đó tùy thuộc vào việc chính phủ đặt ra khuôn khổ pháp lý về việc cảnh sát được phép sử dụng hệ thống này như thế nào. Chúng tôi chỉ bán cho chính phủ một máy chủ, thế thôi”, ông nói.
Ảnh Business Insider
|
Điều này đang gây ra nhiều lo ngại cho các quan sát viên về nhân quyền của Trung Quốc, những người này đã nhiều lần cảnh báo về một Trung Quốc “độc tài” được hỗ trợ của các công nghệ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã nhiều lần ca ngợi về các thành công của cảnh sát nước này khi có sự hỗ trợ của các hệ thống nhận diện khuôn mặt.
Ảnh Business Insider
|
Cho đến nay, ông Xie vẫn quan tâm nhiều hơn đến những ứng dụng thương mại có thể áp dụng. Ông Xie xem các camera hỗ trợ Face++ đang được sử dụng để mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các cửa hàng bán lẻ bằng cách phân tích lượng người đi lại để xác định thời điểm cửa hàng đông khách nhất, những khu vực nào của cửa hàng thu hút được sự quan tâm nhất, đối tượng đến cửa hàng thuộc tầng lớp nào, và khách hàng nào mua loại hàng gì. Ông nói, các thương hiệu cũng có thể sử dụng Face++ để giúp dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ biết được các đối tượng tiềm năng và chú ý hơn vào những đối tượng đó.
Ảnh Business Insider
|
Rất có thể các ứng dụng bán lẻ và thanh toán của Face++ đã đưa Alibaba và công ty con của họ là Ant Financial đầu tư vào Megvii và các công ty tương tự khác. Ant Financial đang sử dụng Face++ để chạy tính năng “Smile to Pay” của Alipay tại một cửa hàng KPro và một cửa hàng KFC ở Hàng Châu. Alibaba cũng dùng tính năng thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt tại một số siêu thị cao cấp Hema Xiansheng của họ.
Các khách hàng tại cửa hàng KPRO ở Hàng Châu sử dụng tính năng “Smile to Pay” (Ảnh Business Insider)
|
Theo ông Xie, tầm nhìn xa hơn đối với Megvii đó phải là công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ vận hành các thành phố thông minh của Trung Quốc. Face++ đang được tích hợp vào nền tảng City Brain của Alibaba, nền tảng này đã được triển khai tại 6 chính quyền địa phương của Trung Quốc. Nền tảng này phân tích mạng lưới CCTV của một thành phố để tối ưu hóa lưu lượng xe cộ đi lại và xác định các vụ tai nạn đòi hỏi có sự giải quyết của cảnh sát hay cần hỗ trợ y tế. Alibaba cho biết hệ thống này đã giúp cải thiện tốc độ giao thông lên 15 đến 20% tại Hàng Châu.
Ảnh Alibaba
|
Một ứng dụng khác của Face++ đang được áp dụng đó là xác nhận tên thật của người dùng trên internet. Năm ngoái, Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu các nền tảng phải xác nhận nhận dạng người dùng trước khi cho phép họ đăng nội dung lên mạng xã hội hoặc blog. Face++ cũng đang được nhiều nền tảng áp dụng để tuân thủ quy định này của chính phủ. Do các dịch vụ như ứng dụng chia sẻ xe đạp Mobike và nhiều ứng dụng khác đang ngày càng phổ biến tại Trung Quốc, nên rất có thể việc xác nhận này sẽ là quy định bắt buộc đối với các ứng dụng đó.
Ảnh Business Insider
|
Tuy chính phủ Trung Quốc vẫn chưa bắt buộc thực hiện, nhưng có thể Face++ sẽ được sử dụng để liên kết các đăng nhập cùng nhau nhằm tạo ra một ID thống nhất. Một ID như vậy sẽ là một yêu cầu đối với các nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng “một hệ thống tín dụng xã hội”. Nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu của hệ thống đó là đưa tất cả người dân trong xã hội Trung Quốc đấu tranh chống lại những con người và thông tin được cho là “không đáng tin cậy”.
Ảnh Business Insider
|
Ông Xie cho biết mục tiêu của việc xác thực bằng tên thật còn mang lại nhiều lợi ích hơn. Khi mà ngày càng nhiều người dân sử dụng các dịch vụ như là ứng dụng chia sẻ đi lại Didi Chuxing và các dịch vụ chia sẻ khác, thì điều quan trọng là người dùng của cả hai bên phải được theo dõi nếu có bất đồng hay xảy ra tranh chấp pháp lý gì.
Ảnh Business Insider
|
Một trong những câu hỏi lớn nhất đặt ra cho Megvii là liệu họ có khả năng thu hút sự quan tâm của các tập đoàn ngoài Trung Quốc không, khi công ty này có mối quan hệ mật thiết với chính phủ. Ông Xie cho biết sẽ không phải là vấn đề gì nếu Face++ và công nghệ của Megvii đứng hàng đầu thế giới.
Ảnh Business Insider
|
Về điểm này, Face++ còn nhiều việc phải làm nếu như nó muốn được sử dụng ngoài châu Á. AI chỉ thực sự hiệu quả khi dữ liệu được nhập vào. Do đặc trưng tập dữ liệu của mình, Face++ hiện nay nhận dạng các khuôn mặt của người châu Á chính xác hơn nhiều khi nhận dạng khuôn mặt người châu Âu và người da màu. Khi được sử dụng để phân tích gương mặt của những người phụ nữ da màu, nền tảng này mắc lỗi đến 35%.
Ảnh Business Insider
|
Khi mà nước Mỹ đang còn tranh cãi về việc sử dụng các nền tảng nhận diện khuôn mặt, thì ở Trung Quốc vấn đề đã rõ ràng: công nghệ của họ là ngày càng chính xác hơn. Megvii hiện đã vượt xa phạm vi là một startup AI của Trung Quốc đưa công nghệ vào thế giới thực.
Ảnh Business Insider
|