Hàn Quốc đào tạo đội “chiến binh bàn phím” chống Triều Tiên

Đại học Hàn Quốc, một trong những cơ sở đào tạo ưu tú nhất Hàn Quốc, có một khoa đặc biệt, nơi số lượng học viên chỉ đếm trên đầu ngón tay và hoàn toàn bí mật.
Một sinh viên, người yêu cầu gọi theo họ Noh, và gương mặt không được chụp chính diện vì lý do bảo mật, ngồi trước màn hình máy tính trong khi trình diễn các phần mềm trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại phòng Chiến tranh của Đại học Hàn Quốc tháng 6/2016
Một sinh viên, người yêu cầu gọi theo họ Noh, và gương mặt không được chụp chính diện vì lý do bảo mật, ngồi trước màn hình máy tính trong khi trình diễn các phần mềm trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại phòng Chiến tranh của Đại học Hàn Quốc tháng 6/2016

Chương trình giảng dạy Quốc phòng mạng do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tài trợ, đào tạo các chiến binh bàn phím trẻ. Họ được học miễn phí nhưng phải cam kết làm việc 7 năm trong bộ phận chiến tranh mạng của quân đội và nếu có xung đột với Triều Tiên.

Hàn Quốc và Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc. Bên cạnh chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên sở hữu quân đội mạng hùng mạnh và là thủ phạm của một loạt cuộc tấn công trong 3 năm qua.

Hàn Quốc đào tạo đội “chiến binh bàn phím” chống Triều Tiên ảnh 1

Một sinh viên, người yêu cầu gọi theo họ Noh, và gương mặt không được chụp chính diện vì lý do bảo mật, ngồi trước màn hình máy tính trong khi trình diễn các phần mềm trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại phòng Chiến tranh của Đại học Hàn Quốc tháng 6/2016. Ảnh: Reuters

Chương trình quốc phòng mạng tại Đại học Hàn Quốc được mở ra từ năm 2011 và lứa sinh viên đầu tiên nhập học vào năm tiếp theo.

Một sinh viên 21 tuổi, người chỉ cho phép gọi mình theo họ Noh, cho biết anh đã quan tâm đến an ninh mạng và điện toán từ lâu và được bố hối thúc gia nhập chương trình. Tất cả nam giới Hàn Quốc đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thông thường tối đa 2 năm. “Trở thành chiến binh mạng đồng nghĩa với việc cống hiến bản thân để phục vụ tổ quốc”, Noh trả lời trong căn phòng chứa đầy máy tính và màn hình treo tường tại thư viện khoa học của trường.

Hàn Quốc đào tạo đội “chiến binh bàn phím” chống Triều Tiên ảnh 2

Noh rời đi sau cuộc phòng vấn với Reuters. Vì lý do bảo mật, học viên theo học chương trình Quốc phòng mạng tại Đại học Hàn Quốc không được công khai danh tính. Ảnh: Reuters

Hàn Quốc là một trong những quốc gia tiến bộ nhất về công nghệ. Đất nước này sản xuất các mạng lưới có thể kiểm soát mọi thứ từ mạng lưới điện đến hệ thống ngân hàng để đối phó với thế lực thù địch. Năm 2015, Hàn Quốc ước tính “quân đội mạng” của Triều Tiên đã tăng gấp đôi về quy mô so với 2 năm trước, lên 6.000 chiến binh và Hàn Quốc cũng phải tăng cường lực lượng để chống lại cái mà họ xem là nguy cơ đang lên.

Ngoài khóa học tại Đại học Hàn Quốc, cảnh sát cũng mở rộng năng lực chiến tranh mạng trong khi Bộ Khoa học, CNTT và Kế hoạch tương lai bắt đầu chương trình  kéo dài một năm từ năm 2012 để đào tạo hacker mũ trắng.

Triều Tiên, một trong những đất nước được đánh giá là bí ẩn nhất thế giới, lại từng giành chiến thắng trong cuộc chiến mạng trước Hàn Quốc và Mỹ. Tuần trước, cảnh sát Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã hack thành công hơn 140.000 máy tính tại 160 công ty và tổ chức chính phủ nước này, cấy mã độc trong kế hoạch dài hơi đặt nền tảng cho cuộc tấn công mạng khổng lồ. Năm 2013, Seoul tố cáo Hàn Quốc đứng sau cuộc tấn công nhằm vào các ngân hàng và đài truyền hình, làm tê liệt hệ thống máy tính trong hơn  một tuần. Triều Tiên phủ nhận trách nhiệm trong các vụ việc này.

Về phía Mỹ, FBI đổ lỗi cho Bình Nhưỡng trong cuộc tấn công mạng năm 2012 nhằm vào mạng lưới của Sony Pictures khi hãng phim chuẩn bị công chiếu “The Interview”, bộ phim hài giả tưởng về điệp vụ ám sát lãnh đạo Kim Jong Un. Nhiều bộ phim chưa ra mắt và email trao đổi giữa các quan chức Sony cũng bị đăng tải trên mạng khiến tất cả đều bẽ bàng. Ngược lại, Triều Tiên cho rằng cáo buộc là “sự sỉ nhục vô căn cứ”.

Chương trình quốc phòng mạng của Đại học Hàn Quốc lựa chọn tối đa 30 sinh viên mỗi năm, phần lớn đều là nam. Ngoài miễn học phí, trường còn hỗ trợ học viên 500.000 won/tháng chi phí sinh hoạt, theo Giáo sư Jeong Ik-rae. Các môn học bao gồm tấn công, toán học, luật, mật mã, trong đó học sinh dàn dựng các cuộc tấn công mạng hoặc phòng thủ, sử dụng chương trình giả lập của các công ty an ninh mạng quyên tặng. Để được theo học, mỗi em phải trải qua 3 ngày phỏng vấn, trong đó có các bài thi thể chất, với sự tham dự của các sĩ quan quân đội cùng giáo sư của trường.

Dù số lượng chiến binh bàn phím của Triều Tiên vượt trội so với của Hàn Quốc, ông Jeong cho rằng một nhóm nhỏ cá nhân tài năng và được đào tạo cẩn thận hoàn toàn có thể đánh bại kẻ địch. Vẫn theo ông Jeong – một chuyên gia bảo mật thông tin, người tham gia giảng dạy trong chương trình quốc phòng mạng từ nam 2012, Đại học Hàn Quốc lấy chương trình Talpiot của Israel làm hình mẫu. Talpiot đào tạo các sinh viên ưu tú trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học ứng dụng cũng như phòng thủ tên lửa. Sau khi tốt nghiệp, học tập trung vào an ninh mạng và phòng thủ tên lửa.

Theo ICT News