+ Xin ông cho biết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phân lập nCoV trên tế bào như thế nào?
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã sử dụng những tế bào đặc hiệu để nuôi cấy, phân lập nCoV trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình thực hiện, virus không ngừng nhân lên chứng tỏ rất hợp với các sinh phẩm cũng như dòng tế bào mà Viện đang thử nghiệm.
Tuy nhiên, việc nuôi cấy nCoV không hề đơn giản phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Đối với mẫu bệnh phẩm dương tính với nCoV được nuôi cấy, phân lập, chúng tôi đã lấy mẫu cách đây 1 tuần để thực hiện kỹ thuật nhân lên các tế bào liên tục.
Virus Corona đã được phân lập. Ảnh: Minh Thúy
|
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về độc lực của nCoV và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp.
+ Vậy mất bao lâu để vaccine phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV mới được ra đời, thưa ông?
- Việc nghiên cứu vaccine phải có thời gian. Theo tôi trong vòng 6 tháng đến 1 năm, chúng ta sẽ đưa ra được những kết quả nghiên cứu ban đầu về vaccine phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Nghiên cứu virus Corona trong phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Ảnh: Minh Thúy
|
+ Việc nuôi cấy và phân lập thành công nCoV sẽ mở ra hy vọng gì trong việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp, thưa ông?
- Việc nuôi cấy, phân lập thành công nCoV sẽ giúp ngành Y tế Việt Nam có lợi thế trong phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp. Chúng ta có thể sử dụng chủng virus này làm mẫu chứng dương (mẫu chuẩn dương tính được sử dụng trong hệ thống xét nghiệm) để sản xuất các mẫu sinh phẩm giúp chẩn đoán nhanh bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm bệnh. Từ đó, các y, bác sĩ có thể tiếp tục nghiên cứu độc lực của virus, xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Đây là một thành quả quan trọng để bước đầu tiến hành nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Việt Nam một trong 3 nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) đầu tiên công bố nuôi cấy, phân lập thành công nCoV.
Hiện, có rất nhiều phương pháp để xét nghiệm nCoV, tuy nhiên phương pháp có khả năng đáp ứng nhanh, tin cậy vẫn là phương pháp sinh học phân tử gồm PCR thông thường và REaltime RT-PCR. PGS. TS. Lê Quỳnh Mai – Phó Viện Trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho biết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang sử dụng phương pháp Realtime RT-PCR để đảm bảo kết quả xét nghiệm nCoV chính xác và nhanh nhất. Việc nuôi cấy, phân lập thành công nCoV không chỉ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các bộ sinh phẩm chẩn đoán sớm bệnh viêm đường hô hấp cấp mà còn đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. |