Ông Nguyễn Sơn - Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngànhhội nhập quốc tếvề kinh tế (Bộ Công Thương) cho biết, với những lĩnh vực mà Việt Nam áp thuế cao, Nhật Bản lại “khai thác” để đầu tư vào.
Dẫn chứng, trước đây với mặt hàng ti vi, Việt Nam áp thuế suất rất cao tới 40%, nên hãng sản xuất điện tử hàng đầu của Nhật Bản – Sony đã đầu tư nhà máy vào Việt Nam để tận dụng lợi thế này.
Tuy nhiên, sau khi thuế cho mặt hàng này về 0% thì hãng sản xuất này đã “rút” khỏi Việt Nam, đầu tư sang nước khác và chỉ bán thương mại.
Với quá trình hội nhập sâu rộng khi Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, các dòng thuế cũng sẽ dần được cắt giảm. Do đó, những lợi thế bảo hộ thị trường sẽ mất dần và điều này có thể tác động đến các nhà đầu tư, có thể họ sẽ cân nhắc chuyện mở rộng hay hạn chế đầu tư tại Việt Nam.
Đơn cử với sản xuất ô tô, sắp tới khithuế nhập khẩu ô tôvề 0% theo lộ trình cam kết trong ASEAN, ông Sơn cho rằng rất có thể Toyota cũng rút đi và không đầu tư vào Việt Nam nữa.
Thay vào đó, tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản có thể sẽ tập trung cơ sở sản xuất ở một nước khác có quy mô lớn hơn và chỉ bán xe vào thị trường Việt Nam.
Có tới 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được loại bỏ thuế trong 16 năm theoHiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản(VJEPA). Điều này sẽ có tác động gì đến thương mại và đầu tư?
Chúng ta nhập khẩu từ Nhật Bản là những nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất; máy móc thiết bị… Song thuế suất từ trước cũng đã thấp rồi.
Đối với các lĩnh vực mà mình đưa ra mức thuế cao, Nhật Bản lại khai thác để họ đầu tư vào. Do đó, trước đây Nhật Bản quan tâm nhiều hơn về đầu tư khi mà mình duy trì độ bảo hộ cao.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cam kết giảm thuế theo lộ trình thì Nhật Bản lại quan tâm nhiều hơn đến chuyện đàm phán cắt giảm thuế quan để họ có thêm lợi thế về thương mại so với các nước khác.
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm đã giảm. Liệu rằng việc cắt giảm thuế có phải nguyên nhân?
Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam vừa rồi suy giảm, không phải do chính sách của Nhật Bản hay do môi trường kinh doanh của ta có vấn đề. Thực tế là đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu, thứ hạng của ta thời gian qua được cải thiện.
Trao đổi giữa các nhà đầu tư và Chính phủ cũng cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang khả quan hơn. Một xu hướng đầu tư đang nổi lên là, việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Asean, trong đó có Việt Nam đang ngày càng rõ nét hơn.
Tuy nhiên, thu hút vốn FDI từ Nhật Bản thời gian qua sụt giảm, có hai nguyên nhân là do suy thoái kinh tế toàn cầu nên luồng vốn đầu tư nước ngoài vào giảm.
Thứ hai, thời gian qua nền kinh tế Nhật Bản khó khăn. Hai năm gần đây nước này áp dụng chính sách mới nên kinh tế khởi sắc trở lại. Khi kinh tế Nhật Bản phục hồi, thì có xu hướng Nhật Bản rút bớt luồng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào ASEAN. Đây là cơ hội cho Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, thị trường sôi động hơn và khả năng thu hút đầu tư cao hơn.
Tuy nhiên, không phải dòng vốn này đang chuyển dịch vào ASEAN là có thể nắm bắt được. Vì vốn đầu tư Nhật Bản chạy sang nước nào thì đó là chuyện cạnh tranh nội bộ giữa Asean với nhau.
Theo Trí thức trẻ