Bảng xếp hạng chỉ số fDi của Financial Times khảo sát sự cân bằng giữa tỷ lệ dự án FDI đầu tư mới với GDP của một quốc gia. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 tức là quốc gia đó có các dự án FDI đầu tư mới hiệu quả và ngược lại.
Với mức điểm 8,14, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có cácdự án FDIđầu tư mới thu hút cao hơn gấp 8 lần so với quy mô của nền kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cũng đạt mức điểm cao nhất trong số các quốc gia phát triển và nền kinh té mới nổi, khi thu hút hơn 100 dự án FDI đầu tư mới trong năm 2014.
Financial Times nhận định, trong những năm gần đây,nền kinh tếViệt Nam đã phát triển nhanh chóng nhờ đầu tư và xuất khẩu.
Giai đoạn 2003-2014, Việt Nam đã thu hút được hơn 2.000 dự án FDI đầu tư mới. Trong đó, hầu hết các dự án FDI của Việt Nam được đầu tư vào ngành sản xuất do lợi thế nguồn lao động dồi dào và chi phí rẻ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 22% và cải tổ hệ thống tín dụng.
Theo Financial Times, mặc dù Trung Quốc từng là điểm đến hàng đầu cho dự án FDI đầu tư mới trong giai đoạn 2003-2014, nhưng đầu tư vào nước này đã chậm lại trong thời gian gần đây.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã vượt xa số dự án FDI đầu tư mới, khiến điểm số của nước này trên bảng xếp hạng bị giảm qua các năm. Với mức điểm 0,56, tỷ lệ dự án FDI đầu tư mới của Trung Quốc quá nhỏ so với GDP.
Trong 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới, Anh là nước duy nhất có điểm số lớn hơn 1. Những nước còn lại đều có điểm số nhỏ hơn 1 bao gồm Mỹ (0,56), Nhật Bản (0,26), Đức (0,99) và Trung Quốc (0,56).
Với nhiều biến động của nền kinh tế, Ấn Độ cũng đang rơi vào trường hợp giống Trung Quốc. Tăng trưởng GDP của quốc gia này cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng dự án FDI đầu tư mới, trong đó nguyên nhân chính khiến các dự án đầu tư bị chậm xuất phát từ những quy định …”rắc rối”.
Trong khi đó, Mexico lại có những tiến bộ vượt bậc với mức điểm ổn định lớn hơn 1 qua từng năm.
Theo Trí thức trẻ/FT