Đây là đề xuất thứ hai sau một đề xuất đã được các nhà lập pháp EU tại Nghị viện châu Âu đưa ra vào tháng trước với mục đích bảo vệ ngành công nghệp sáng tạo của EU trị giá 915 tỷ Euro mỗi năm.
Ảnh: Investing
|
Dự luật mới sẽ buộc Google và các nền tảng trực tuyến khác phải có được sự đồng ý của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, tác giả, nhà xuất bản,… mới có thể đăng tải các sản phẩm của họ lên mạng trực tuyến.
Youtube, Instagram hay Facebook cũng phải thiết lập bộ lọc để ngăn chặn người dùng đăng tải những nội dung có bản quyền. Các chuyên gia lại cho rằng đề xuất này chỉ có thể đánh vào những công ty nhỏ thiếu kinh phí hơn là những “ông lớn công nghệ” như Google hay Facebook. Bên cạnh đó, dự luật này nếu được thông qua sẽ động chạm đến quyền lợi của những người dùng các mạng xã hội trực tuyến.
Đề xuất này sau khi được đưa ra vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trong Liên minh châu Âu như: Phần Lan, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển. Những quốc gia này cho biết họ sẽ bỏ phiếu chống lại cải cách vào thứ Hai tuần tới.
Động thái này cho thấy EU vẫn chưa thể cân bằng được quyền lợi giữa chủ sở hữu bản quyền, các công ty kinh doanh mạng xã hội trực tuyến và lợi ích của các công dân. Cùng chờ đợi kết quả cuộc bỏ phiếu cho dự luật này vào tuần tới.
Theo Reuters