Theo số liệu nghiên cứu tương tác (interactive) của cổng TMĐT tại 7 thị trường Đông Nam Á iPrice cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam được cho là thị trường tiềm năng nhưng không phải là "đất lành" với các đại gia trong ngành của nước ngoài
Cụ thể, Với tốc độ tăng trưởng năm nay cán mốc 22%, thị trường thương mại điện tử Việt Nam trở thành miếng bánh hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro do phát triển quá nhanh.
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam. Với việc Zalora và Ebay lần lượt rút khỏi cuộc đua thương mại điện tử, sân chơi này hiện đang tạm thời thuộc về các ông lớn Việt Nam
Điều này thể hiện rõ qua bảng xếp hạng của iPrice, 8/10 doanh nghiệp TMĐT có lượng truy cập nhiều nhất là doanh nghiệp nội.
Bảng xếp hạng lượt truy cập (nguồn: iPrice)
Tuy nhiên, ngôi đầu bảng của iPrice lại là Lazada, một doanh nghiệp được Alibaba (Trung Quốc) mua lại. Sau đấy mới đến các doanh nghiệp nội là Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Sendo.
Lazada cũng là ứng dụng mua sắm trực tuyến có nhiều lượt tải nhất với 50 triệu lượt tải.
Nghiên cứu của Google và Boston Consulting Group (BCG) cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng của kết nối di động cao nhất, với 72% dân số từ 18 tuổi trở lên sở hữu điện thoại thông minh. Việc mua sắm qua thiết bị di động đã không còn là xa lạ đối với người mua hàng online, nên việc Lazada và TGDĐ chiếm lĩnh hai vị trí đầu bảng không có gì ngạc nhiên.
Theo i-Prince, bảng xếp hạng 50 doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong Bản Đồ Thương Mại Điện Tử Việt Nam được thống kê dựa trên các tiêu chí về lượng truy cập, lượt tải ứng dụng và số lượt theo dõi trên mạng xã hội, các số liệu trên bản đồ này sẽ được cập nhậttự động 3 tháng 1 lần và số liệu trong báo cáo lần này được thu thập trong giai đoạn từ tháng 04/2017 đến 06/2017.