Quá khứ huy hoàng
Được thành lập ngày 01/12/1960, Tổng Công ty Lilama không ngừng trưởng thành về đội ngũ và kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, góp phần hoàn thành nhiều công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân. Với nhiệm vụ tham gia khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh.
Năm 1975, khi đất nước thống nhất, Lilama đã lắp đặt thành công nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn trên khắp mọi miền của tổ quốc, nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước. Cuối năm 1995, Lilama chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty đã có bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các công trình lớn, giá trị hợp đồng hàng trăm triệu USD.
LILAMA từng là Ngọn cờ đầu của ngành lắm máy Việt Nam
|
Năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao Lilama làm tổng thầu EPC thực hiện các dự án. Bằng việc thực hiện thành công các dự án EPC, Tổng công ty Lilama đã chứng minh việc Chính phủ giao cho các nhà thầu trong nước làm tổng thầu EPC các dự án là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và người lao động. Năm 2016 Lilama chuyển sang mô hình cổ phần hóa với tên gọi Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP. Một lần nữa Lilama đã khẳng định là một nhà thầu EPC có uy tín và doanh nghiệp cơ khí lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với những thành tích trên, Lilama đã được tặng nhiều phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động.
Hơn ½ thế kỷ hình thành và phát triển, những thế hệ công nhân lắp máy Việt Nam rất tự hào khi khoác trên mình trang phục mang dòng chữ Lilama, nhưng hiện tại mọi thứ đã khác.
Khó khăn chồng chất
Chỉ tính 4 doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Tổng công ty Lilama bao gồm Công ty cổ phần Lilama 3, Lilama 3.3, Lilama 3.4 và Công ty cổ phần Lisemco có trụ sở tại Phú Thọ, Hà Nội và Hải Phòng đã có số nợ BHXH, BHYT trên 100 tỷ đồng, tương đương 5 triệu đô la.
Hoạt động không hiệu quả, dẫn đến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Không chịu được cảnh không lương, không BHXH, BHYT nhiều công nhân lành nghề đã bỏ việc, cụ thể tháng 3/2019 đã có 80 lao động nghỉ việc để rời Lisemco.
|
Đứng đầu về số nợ là Công ty cổ Lisemco, tính đến 3/2019 số nợ BHXH, BHYT đã lên tới trên 63 tỷ đồng, với 386 người lao động tham gia BHXH, BHYT. Tại kết luận thanh tra số 2768/KLTT-SLĐTBXH ngày 14/09/2018, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng yêu cầu Lisemco nghiêm túc thực hiện việc trích nộp tiền BHXH, BHYT phát sinh hàng tháng kịp thời, đầy đủ cho cơ quan BHXH và nộp một phần nợ cũ làm cơ sở để cơ quan BHXH xem xét, thanh toán chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động... Tuy nhiên, dù có “đòi” thế nào thì Lisemco chỉ đóng nhỏ rọt, cả năm 2018, Lisemco chỉ nộp được 2,8 tỷ đồng vào quỹ BHXH.
Khó khăn của Lisemco được ông Phạm Đinh Tùng - Phó Tổng Giám đốc chia sẻ: Lisemco nợ BHXH là do nguyên nhân khách quan, chúng tôi chuyên đóng tàu và gia công kết cấu thép. Thời gian gần đây, Công ty hoạt động không hiệu quả, dẫn đến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Không chịu được cảnh không lương, không BHXH, BHYT nhiều công nhân lành nghề đã bỏ việc, cụ thể tháng 3/2019 đã có 80 lao động nghỉ việc để rời Lisemco.
Ông Tùng cũng cho biết, nguyên nhân gây ra khó khăn cho công ty là vào năm 2013 Lisemco ký kết gia công kết cấu thép xuất khẩu với Công ty TPE (có trụ sở tại Nga). Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, đối tác TPE đã dừng dự án, khiến thiết bị sản xuất có trị giá 400 tỷ đồng bị tồn kho. Hiện nay, Lisemco đang tiến hành bán số hàng tồn kho trên để vớt vát chút vốn...
Tiếp theo là Công ty cổ phần Lilama 3 nợ BHXH, BHYT trên 31 tỷ đồng, Công ty cổ phần Lilama 3.3 nợ BHXH, BHYT với số tiền 8,7 tỷ đồng. Được biết, hồ sơ của Công ty Lilama 3 và Công ty cổ phần Lilama 3.3 đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đề nghị khởi tố hình sự theo các Điều 214, 215 và 216 Bộ Luật Hình sự 2015.