Doanh nghiệp chuyển đổi số: 6 điều nên và không nên

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu. Dưới đây là một số lời khuyên các nhà lãnh đạo mới có thể tham khảo trong quá trình thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.
Chuyển đổi số cần lấy khách hàng làm trung tâm. Ảnh: The Enterprisers Project
Chuyển đổi số cần lấy khách hàng làm trung tâm. Ảnh: The Enterprisers Project

Chuyển đổi số ngày càng phát triển, trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp lớn trong những năm gần đây và tình hình đại dịch Covid-19 hiện cũng đang thúc đẩy các sáng kiến kỹ thuật số trên các nhóm ngành nhỏ hơn.

Hướng dẫn chuyển đổi số thực sự là một công việc rất căng thẳng và phức tạp ngay cả trong môi trường điều kiện kinh tế bình thường. Với việc thay đổi tâm lý tiêu dùng và tạo ra áp lực yêu cầu phải thích ứng nhanh chóng để duy trì khả năng tồn tại do đại dịch, các nhà lãnh đạo mới có xu hướng dễ mắc phải những sai lầm có thể gây ra tác động tiêu cực đến tổ chức, doanh nghiệp.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc điều hướng quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp nhằm vượt qua đại dịch này và hơn thế nữa, thì đây là 6 điều nên và không nên làm:

3 điều không nên trong chuyển đổi số

Ảnh: Adweek

Ảnh: Adweek

1. Mất tầm nhìn trọng tâm

Nhiều nhà lãnh đạo coi chuyển đổi số là việc đạt được bởi “công nghệ mới nổi”, nhưng trên thực tế người tiêu dùng là người phải chịu trách nhiệm về việc tạo ra những thay đổi này. Việc quan trọng là phải lấy người tiêu dùng làm trung tâm của chương trình chuyển đổi số. Xét cho cùng, sau tất cả họ mới là người sẽ điều hành công ty, sử dụng công nghệ và đổi mới.

Amazon và Apple là hai công ty làm rất tốt việc triển khai áp dụng các phương pháp Customer – Centric (phương pháp tiếp cận người dùng và coi khách hàng làm trung tâm để sáng tạo nên các sản phẩm và dịch vụ). Khi phác họa tầm nhìn của mình cho những thay đổi nhất định, hãy đảm bảo khách hàng luôn được đặt ở vị trí trung tâm quan trọng nhất.

2. Tâm lý đám đông

Mặc dù công nghệ không thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi, nhưng bạn nên chọn lọc công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển đổi đó. Đừng mắc sai lầm khi chạy theo tâm lý đám đông. Ví dụ như, AI hội thoại (Conversational AI) đang là xu hướng công nghệ mới nhất, hệ thống công nghệ cho phép các máy tính mô phỏng các cuộc hội thoại thực sự. Các doanh nghiệp có thể sử dụng Conversational AI để tự động hóa các điểm tiếp xúc của khách hàng ở mọi nơi - trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Twitter, trên trang web của họ, ứng dụng của họ hoặc ngay cả trên trợ lý thoại như Google Home. Nhưng điều đó không có nghĩa là công nghệ đó sẽ hữu ích cho bạn hoặc người tiêu dùng của bạn. Hãy tập trung và dành thời gian vào những công nghệ mà tổ chức, doanh nghiệp của bạn thực sự cần hơn là công nghệ mang tính xu hướng mới nhất.

3. Sự mất cân bằng trong đội ngũ

Trên thực tế, càng có nhiều cá nhân tham gia đóng góp vào sáng kiến chuyển đổi thì càng nhiều sự ủng hộ bạn có được. Bạn càng có nhiều tài năng thì bạn càng có nhiều kiến thức chuyên môn, sự tinh thông được tiếp cận và áp dụng trong suốt quá trình.

Việc hợp nhất các team (nhóm) hiện có vào quá trình chuyển đổi giúp cho kỹ năng của mỗi người được đưa vào sử dụng và tối ưu hóa. Các sáng kiến chuyển đổi số thành công nhất là khi chúng bao gồm những quan điểm và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Điều quan trọng là phải có sự tham gia của các chuyên gia trong toàn tổ chức, doanh nghiệp mà bạn có, nhưng hãy đảm bảo rằng họ phải có những đóng góp thể hiện cụ thể cái mà có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc đưa vào team các chuyên gia IT, CIO, các nhà cung cấp bên thứ ba, nhân sự thâm niên, các nhà quản lý cấp cao và cấp trung.

3 điều nên trong chuyển đổi số

Ảnh: Informationweek

Ảnh: Informationweek

1. Truyền đạt các mục tiêu chuyển đổi một cách rõ ràng

Chuyển đổi số có thể trở nên đáng sợ, đặc biệt là khi nó liên quan đến tự động hóa. Người lao động có thể cảm thấy không chắc chắn về các quy trình hoạt động và nản chí vì quá tải thông tin và thậm chí một số cá nhân có thể cảm thấy bị đe dọa bởi công nghệ. Là một nhà lãnh đạo, công việc của bạn là ngăn chặn nỗi sợ hãi bằng cách thực hiện một kế hoạch truyền thông mạnh mẽ, vạch ra các mục tiêu rõ ràng, đưa ra sự hiểu biết chung về những gì sẽ xảy ra trong toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp.

Để đạt được điều này cần:

- Trao đổi sớm các mục tiêu chuyển đổi

- Lường trước sự phản kháng và giải quyết nó một cách nhanh chóng bằng cách cung cấp thông tin về lợi ích của chuyển đổi số

- Không chỉ giải thích những gì mình đang làm mà còn giải thích lý do tại sao bản thân đang làm điều đó

2. Ưu tiên trải nghiệm của người lao động

Nhân viên là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, tổ chức. Do đó, điều cần thiết là phải ưu tiên trải nghiệm của người lao động trong suốt quá trình chuyển đổi số vì điều này có thể gây tác động đáng kể đến thành công của quá trình chuyển đổi. Những nhân viên được hưởng lợi từ sự thay đổi sẽ ủng hộ nó, góp phần tạo nên một môi trường làm việc chất lượng hơn.

Cải thiện trải nghiệm của nhân viên có thể như:

- Tối đa hóa sự kết hợp của nhân viên

- Hỗ trợ nhân viên phát triển sự nghiệp của họ

- Đào tạo, giáo dục và nâng cao kỹ năng của nhân viên

3. Đặt ra các tiêu chí làm nên thành công của quá trình chuyển đổi số

Hãy tự hỏi bản thân: Tại sao tôi lại thực hiện sự chuyển đổi này? Tôi hy vọng gì từ việc thực hiện quá trình chuyển đổi số này? Cuối cùng, tôi sẽ đo lường sự thành công từ việc chuyển đổi số như thế nào?

Trả lời những câu hỏi này sẽ cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình và giao tiếp với team về các lĩnh vực, khía cạnh cần được cải thiện. Đặt ra các mục tiêu và tiêu chuẩn sẽ giúp bạn khai thác triệt để các lợi ích của việc triển khai công nghệ mới.

Một số chỉ số cần lưu ý bao gồm: kết quả đào tạo (số lượng người được đào tạo trong tổ chức, doanh nghiệp), các kết quả dự án (số lượng dự án) và sự hài lòng của khách hàng (phản ứng với các phần cụ thể, số liệu khả năng sử dụng,...).

Như vậy, các doanh nghiệp cần chuyển đổi để trở thành một công ty kỹ thuật số toàn diện, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn. Đối với những nhà lãnh đạo mới lần đầu tham gia vào thế giới chuyển đổi số, những lời khuyên ở trên sẽ giúp định hướng hành trình của mình.

Theo Enterprisers Project