Đại hội cuối cùng của ĐCS Liên Xô diễn ra như thế nào và ai đã phá nó?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Từ ngày 2 đến 13/7/1990, tại Matxcơva đã diễn ra Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ XXVIII. Thực tế nó là đại hội cuối cùng của Đảng cầm quyền Liên Xô.
Đại hội lần thứ 26 ĐCS Liên Xô: không ai có thể nghĩ được rằng chỉ hơn 10 năm sau đó nó đã xụp đổ (Ảnh: Internet)
Đại hội lần thứ 26 ĐCS Liên Xô: không ai có thể nghĩ được rằng chỉ hơn 10 năm sau đó nó đã xụp đổ (Ảnh: Internet)

Đại hội không thông qua được cương lĩnh

Tròn 30 năm trước, từ ngày 2 đến 13/7/1990, tại Matxcơva đã diễn ra Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ XXVIII . Thực tế nó là đại hội cuối cùng của Đảng cầm quyền Liên Xô.

Mặc dù, Đảng cộng sản Liên Xô (SKP) do bí thư BCHTƯ Oleg Shenin thành lập vào những năm hậu Xô Viết (từ 1993 vẫn tiến hành các đại hội của mình và vẫn đánh số thứ tự từ thời Liên Xô, thậm chí còn huỷ bỏ một số quyết định trước đây, chẳng hạn, nghị quyết chống Xtalin của đại hội lần thứ XX), cũng không có nhiều ý nghĩa trong đời sống chính trị xã hội hậu Xô Viết.

Đại hội cuối cùng của ĐCS Liên Xô được hậu thế nhớ tới không phải bởi các nghị quyết của nó, mà bởi một số sự kiện nổi bật sau đây:

Ngày 12/7/1990, một ngày trước khi bế mạc Đại hội, BorisElsin đã tỏ thái độ ngang ngược tuyên bố rút khỏi ĐCS Liên Xô mà mới một tháng rưỡi trước đó ông ta đã được bầu làm chủ tịch Xô viết Tối cao Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Nga (RSFSR). Sau này người ta mới hiểu ra rằng vài ngày trước Elsin đã có một vài kế hoạch khác: Ông ta đề nghị đổi tên ĐCS Liên Xô thành "Đảng tập trung dân chủ" và cho phép trong đảng có phe nhóm.

Các đảng viên này tuy đồng thuận, nhưng không đồng lòng- một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xụp đổ của ĐCS Liên Xô

Các đảng viên này tuy đồng thuận, nhưng không đồng lòng- một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xụp đổ của ĐCS Liên Xô

Một nét đặc biệt nữa của Đại hội cuối cùng này là sự mới về tổ chúc nhân sự. Thành phần dự Đại hội được bầu bằng việc bỏ phiếu kín tại các cơ sở đảng. Trước đây phần lớn là do các tổ chức đảng lựa chọn hoặc do cấp trên chỉ định.

Vì sự phá bĩnh của Boris Elsin nên kết quả là Đại hội đã không thông qua được bất một văn kiện cương lĩnh nào ngoài một nghị quyết chung chung, trong đó tuyên bố sự trung thành của Đảng với các lý tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Ngay lập tức sau Đại hội, ngày 13 và 14/7, đã diễn ra Hội nghị toàn thể BCHTƯ ĐCS Liên Xô để bầu Bộ chính trị (BCT). Tuy nhiên, mọi thứ đã bị đảo lộn.

Thường thì BCT được bầu theo nguyên tắc cơ cấu bộ ngành và vùng miền. Trong đó có lãnh đạo chính phủ, Bí thư các ban ngành Trung ương, lãnh đạo các Bộ sức mạnh và sau đó mới đến lãnh đạo một số khu vực. Tuy nhiên cuộc họp BCH TƯ lại đã đến việc thành phần BCT chỉ gồm lãnh đạo các nước cộng hoà. Nhìn chung, như một số nguồn tin chính thức cho biết, “đại hội đã cho thấy sự khủng hoảng sâu sắc của đảng và mức độ chia rẽ thành phe bảo thủ và phe tự do”

Sự phân rã và quá trình xụp đổ

Trước đại hội lần thứ XXVIII, vào mùa hè năm 1988, đã diễn ra hội nghị BCH TƯ lần thứ XIX của ĐCS Liên Xô. Hội nghị này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lòng ĐCS Liên Xô: sự chia rẽ và rạnh nứt không thể hàn gắn nổi của các phe nhóm.

Những đại biểu tại Đại hội lần thứ 28 ĐCS Liên Xô

Những đại biểu tại Đại hội lần thứ 28 ĐCS Liên Xô

Mikhail Gorbachev hiểu rằng các cuộc cải cách chính quyền và kinh tế do ông ta dẫn dắt đã bị kìm hãm và không đem lại kết quả như mong đợi. Chính vào thời điểm này “Giáo hoàng áo choàng xám” Alecxandr Iacovlev (như cách gọi của người dân Nga) của Gorbachev thấy cần thiết phải đẩy mạnh cải cách chính trị, rồi mới đến cải cách kinh tế.

Có thể gọi ý tưởng cải cách chính trị này là “cuộc cách mạng ngược”. Nếu như Mao Trạch Đông và các chiến hữu của ông ta bắt đầu cuộc cách mạng văn hóa bằng việc sử dụng tầng lớp dưới trong xã hội chống lại tầng lớp trí thức và "các thành phần phản đảng" bằng chiêu trò ghép cho họ qua điểm chính trị "xa rời quan điểm Mácxít". Còn Iacovlev thì ngược lại. Ông ta huy động lực lượng đảng viên "bắn" vào các quan chức đảng (Bộ Tổng tham mưu đảng) bằng việc phê phán họ hiểu rất giáo điều về các nguyên lý gốc của Lênin. Sau đó cuộc cải cách chuyển dần sang màu sắc mới theo nguyên lý thị trướng và cuối cùng là bài xích chủ nghĩa cộng sản. Khoảng thời gian rất ngắn, từ mùa hè năm1988 đến mùa xuân năm 1990.

Mặc dù luôn kêu gọi đoàn kết trong Đảng, nhưng trên thực tế trong Đảng cộng sản Liên Xô vẫn tồn tại những phe nhóm không công khai chống đối lẫn nhau. Một ví dụ đơn giản nhất: đó là sự tồn tại bên trong ĐCS Liên Xô cái được gọi là “Đảng của nước Nga” và các nhóm tự do khác. Lãnh đạo của các nhóm này lại luôn mâu thuẫn với nhau.

Có một điều cần biết là ĐCS Liên Xô bao gồm ĐCS của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết. Trên thực chất đây là các đảng dân tộc đứng đầu là những "thủ lĩnh có đầu óc dân tộc chủ nghĩa". Trong lòng các ĐCS của các nước cộng hòa này lại có các phe nhóm khác nhau, mẫu thuẫn lẫn nhau.

Ngoài các phe phái bí mật, bên trong đảng cầm quyền ở đất nước đã tồn tại cả các nhóm chính trị mức độ cấp tiến khác nhau. Trước hết là chống cộng sản.

Việc Gorbachev và Iacovlev chủ trương cải cách hệ thống chính trị bằng việc "Bắn vào Bộ tổng tham mưu đảng" như thế là cơ hội không thể tốt hơn cho các phần tử đang đòi và đang có mưu đồ ly khai trong lòng ĐCS Liên Xô và ĐCS các nước cộng hòa và các nhóm chính trị khác nhau trong đảng ở cả cấp TƯ lẫn địa phương thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của ĐCS Liên Xô.

Các đảng cộng sản của các nước cộng hòa vùng Baltic và Cavcaz đã bắt đầu ly khai khỏi ĐCS Liên Xô. Đồng thời các nhóm và đảng phái chính trị khác cũng bắt đầu được hợp pháp hóa.

Kết quả của việc này là huỷ bỏ điều 6 của Hiến pháp, thực chất là thủ tiêu mối quan hệ của các bộ máy đảng và nhà nước.

Lúc này ĐCS Liên Xô có ba kịch bản hành động:

-Thứ nhất, biến đổi thành một trong những đảng chính trị của đất nước.

-Thứ hai, chiến thắng của một trong hai phe: bảo thủ hay tự do; phe thắng hất đối thủ ra khỏi đảng.

-Thứ ba, chia ĐCS Liên Xô hai hay ba đảng, hay nhiều hơn.

Bây giờ sẽ không bàn cãi phương án nào hay, phương án nào dở. Chỉ có điều: việc thực hiện phương án bất kỳ nào trong số đó cũng để lại (sau ĐCS Liên Xô tan rã) chí ít một tương lai chính trị nào đó.

Gorbachev và Elsin - hai con người này đã phá nát ĐCS Liên Xô

Gorbachev và Elsin - hai con người này đã phá nát ĐCS Liên Xô

Bảo thủ tự do; Gorbachev và Elsin

Nếu cúng ta xém xét những tác nhân dẫn đến sự xụp đổcủa ĐCS Liên Xô, thì có thể thấy rẳng quá trình này liên quan tới hai lực lượng và hai cá nhân. Hai lực lượng đó là: phe tự do và phe bảo thủ. Hai cá nhân là Gorbachev và Elsin.

Cánh tự do của ĐCS Liên Xô là sự kết hợp đa dạng giữa các cá nhân và các nhóm, bên trong nó không có sự thống nhất. Là phổ rộng từ dân chủ-xã hội đến những kẻ căm thù hệ thống chính trị đương thời, những kẻ nói về việc quay trở lại với chủ nghĩa Lê Nin với sự nhạo báng. Cánh này trong năm 1990 do Alecxandr Iacovlev quản lý. Ông ta và một số đại diện khác của cánh tự do ngay trong năm 1985-1986 đã đề nghị Gorbachev chính thức chia ĐCS Liên Xô thành hai đảng. Về nguyên tắc đại hội tháng 7/1990 đối với họ là cơ hội lý tưởng để họ thực hiện ước mơ của mình.

Cánh bảo thủ của ĐCS Liên Xô cũng không phải là nhóm thống nhất của những người Macxít lêninnít kiên định. Egor Ligachev là thủ lĩnh không chính thức của họ. Tới giữa những năm 80 của thế kỷ trước, các giáo lý Macxít đã không hợp ý một ai. Bởi vậy, nòng cốt của cánh bảo thủ ĐCS Liên Xô là cái được gọi là “đảng nước Nga” với các sắc thái khác nhau – từ chủ nghĩa dân tộc đến quân chủ, những người đã che giấu cẩn thận những quan điểm chống cộng sản gắt gao nhất. Có thể thấy rằng, chủ nghĩa quân chủ rất hài lòng về mình trong những năm Brezhnev cầm quyền.

Tuy nhiên, trong các nhà bảo thủ của đảng có phe có thể được gọi một cách ước lệ là “phe có tư duy lành mạnh”. Có thể đồng nhất nó với Bí thư thứ nhất thành uỷ Matxcơva lúc bấy giờ- Iuri Procophiev. Đó là những người ủng hộ cải tổ của Gorbachev với đúng nghĩa của từ đó: cải cách hệ thống Xô Viết, sửa chữa những sai lầm bị bỏ sót và đề ra cương lĩnh ĐCS Liên Xô trong giai đoạn mới. Nhưng cải tổ đã diễn ra theo con đường khác. Phái tư duy lành mạnh cho rằng cần rời khỏi con đường tự do của Gorbachev và quay lại với các công thức cải tổ ôn hoà nào đó. Chẳng hạn, như con đường đi của Trung Quốc.

Có vẻ như chính cánh bảo thủ của ĐCS Liên Xô đã “chiến đấu” với những người tự do và chống Xô Viết công khai, và hướng tới bảo vệ ĐCS Liên Xô- dù không phải tư cách cơ cấu hệ tư tưởng, mà là cơ cấu quan liêu nhà nước. Nhưng, một phần cánh bảo thủ cư xử thật lạ lùng. Ngay trước đại hội, ngày 19-23/6/1990 diễn ra Hội nghị đảng nước Nga, mà thực chất là Hội nghị thành lập ĐCS RSFSR. Giai đoạn 2 của việc thành lập ĐCS RSFSR diễn ra vào tháng 9/ 1990, sau đại hội ĐCS Liên Xô.

Boris Elsin - một trong những nhân vật chủ chốt làm cho ĐCS Liên Xô chấm dứt hoạt động.

Boris Elsin - một trong những nhân vật chủ chốt làm cho ĐCS Liên Xô chấm dứt hoạt động.

Iuri Procophiev (được nói đến ở trên) đã nói chính xác rằng, việc thành lập ĐCS RSFSR là “chấm hết cho ĐCS Liên Xô, bởi vì từ một tổ chức duy nhất, ĐCS Liên Xô đang trở thành liên đoàn đảng cộng sản của các nước cộng hoà liên bang. Và bằng cách đó quyền lực tập trung sẽ chấm dứt”. Có nghĩa, một phần những người bảo thủ của đảng bắt đầu không đấu tranh cho việc mở rộng ảnh hưởng của mình trong ĐCS Liên Xô và bảo vệ nó, và bắt đầu làm vỡ vụn nó.

Bây giờ nói về Gorbachev và Elsin trong toàn bộ trò chơi này. Tổng thống Liên Xô rõ ràng đã muốn tự giải thoát mình khỏi ĐCS Liên Xô. Nhưng ông ta lại không muốn làm việc đó nhanh chóng, bởi vì quá trình này kéo dài đúng thời gian sẽ đem lại, như ông ta cảm thấy, cho ông ta lợi thế trong việc duy trì quyền lực của bản thân.

Hơn nữa, Mikhail Gorbachev mong muốn sử dụng cánh bảo thủ như một vũ khí chống lại đối thủ chính của mình là Boris Elsin. Ông ta rõ ràng không chỉ không thích, mà còn khinh thường hết sức những người bảo thủ trong đảng. Hơn nữa, ông ta cho rằng một trong những mối nguy hiểm đối với ông ta là khả năng sẽ bị loại bỏ công khai tại Hội nghị toàn thể của Đảng như kiểu Nikita Khrusev. Bởi thế, ông ta dễ dàng đồng ý với việc cơ cấu quyền lực tổng thống.

Vào thời điểm đó Boris Elsin hiểu rằng ông ta không thể trở thành người đứng đầu toàn đảng của Liên Xô và ở thời điểm ấy nói cho cùng thì vị trí Tổng bí thư không còn cần cho ông ta nữa.

Con ngựa thành Tơ roa.

Bây giờ quay lại quá trình thành lập ĐCS RSFSR. Rõ ràng, sự kiện này đã định đoạt cả tiến trình Đại hội cuối cùng của ĐCS Liên Xô.

Như đã nói, ngày 22/6/1990 người đứng đầu được bầu của đảng này là Ivan Polozcov, người được cho là đại diện không phải cho những người bảo thủ, mà là phe phản ứng của ĐCS Liên Xô. Tuy nhiên, việc bầu ông vào vị trí này kèm theo nhiều sự kiện mà khi đó chúng có ý nghĩa mang tính nguyên tắc.

Cùng kỳ vọng vào vị trí người đứng đầu ĐCS Nga có bí thư BCH TƯ ĐCS Liên Xô Oleg Shenin (một trong những người đứng đầu nhóm bảo thủ của đảng), uỷ viên Văn phòng BCH TƯ RSFSR Valentin Cupsov (cũng được coi là người bảo thủ) và Oleg Lobov (nhà bảo thủ ôn hoà, gần gũi với Elsin).

Nếu như Shenin giành chiến thắng, thì ĐCS RSFSR trở thành lực lượng đồng thời chống Gorbachev và chống cả Elsin. Thắng lợi của Cupsov cũng là thắng lợi của phe bảo thủ, nhưng một số người hiểu biết đời sống trong đảng cho rằng ông ta hoàn toàn có khả năng thoả thuận với Elsin.

Lobov chiến thắng có nghĩa là ĐCS RSFSR lại chuyển qua cho Elsin. Nhờ nó Elsin có thể chống lại Gorbachev.

Gorbachev không muốn bầu cho cả Shenin, cả Lobov. Trong việc này lợi ích của ông ta giống với lợi ích của Elsin. Song, ông ta cũng không muốn Lobov chiến thắng. Ông ta đã sử dụng đại biểu nhân dân Liên Xô và Liên bang xô viết Nga như là tay chân của mình. Ivan Cuzmich là người bảo thủ trong đảng. Mặt khác, chính Polozcov là nhân vật trong trò chơi của Gorbachev. Ông ta chơi tích cực trong vụ “ANT” (Andrei Nicolaevich Tupolev, tổng công trình sư) chống lại người đứng đầu tiềm năng của phe bảo thủ Nicolai Rưzhcov.

Kết quả là Gorbachev đã kéo được Polozcov lên vị trí người đứng đầu ĐCS Nga. Bằng cách này ông ta đã giải quyết cùng lúc mấy nhiệm vụ. Thứ nhất, ông ta lôi được cánh bảo thủ ra khỏi việc chuẩn bị cho đại hội ĐCS Liên Xô. Thứ hai, ông ta đã nghĩ ra việc hù doạ những người tự do thông qua Polozcov. Thứ ba, ông ta không trao ĐCS RSFSR vào tay những người bảo thủ trong đảng, cũng như vào tay Elsin.

Kết quả là những người bảo thủ chẳng có lực lượng, cũng chẳng có thời gian để chuẩn bị nghiêm túc cho đại hội ĐCS Liên Xô. Những người tự do trong đảng cho rằng Gorbachev tốt cho họ, hơn là trao ĐCS Liên Xô cho những người bảo thủ lộng hành. Elsin hiểu đơn giản, rằng ông ta không hứng thú chơi tiếp trò chơi này, nên đã ra khỏi đảng. Trong khi đó những người bảo thủ không thể đề cử được ai khác, ngoài nhân vật đối lập Taimuraz Avaliani.

Kết quả là Gorbachev ở lại vị trí Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, còn bản thân đảng đã biến thành một tổ chức đang hấp hối bao gồm những phe nhóm công khai thù địch. Những người bảo thủ lẫn tự do đều hiểu rằng Gorbachev đã thắng họ, đã sử dụng họ cho mục đích của mình. Và vì thế họ bắt đầu chuẩn bị phục thù. Phe tự do bắt đầu tách ra khỏi ĐCS Liên Xô. Còn phe bảo thủ chuẩn bị cho các hành động khẩn cấp nào đó, và cuối cùng, như đã thấy, Uỷ ban tình trạng khẩn cấp quốc gia (GKChP) được thành lập.

Vấn đề chủ yếu của người đứng đầu Liên Xô cuối cùng- Gorbachev là ông ta rơi vào tình trạng không có lực lượng ủng hộ.

Ông ta không biết xây dựng mối quan hệ cả với quần chúng, đảng viên, cả với bộ máy, cũng không có được một bộ sậu của mình từ những người đồng hương hay các cố vấn. Phong cách chính trị của ông ta đã dẫn tới trò chơi mâu thuẫn, sử dụng con người rồi sau đó chia tay dứt khoát với họ.

Chỉ một loại trừ duy nhất đó là vợ ông ta. Sự không tin tưởng từ phía các lực lượng chính trị chủ chốt này càng tăng. Cuối cùng Gorbachev đã trở thành kẻ đào mồ chôn không chi đường công danh chính trị của mình, mà cả ĐCS Liên Xô.

(Theo Tuyệt mật)