Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu về năng lực cạnh tranh

 Với số điểm 68,34, Đà Nẵng lần thứ 3 giữ ngôi quán quân về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các vị trí tiếp theo thuộc về Đồng Tháp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Lào Cai.
Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu về năng lực cạnh tranh

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015 do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Mỹ (US-Aid) công bố sáng 31/3, Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành phố.

Cụ thể, với việc cải cách thủ tục hành chính, gom các cơ quan về một trung tâm, tỷ lệ doanh nghiệp không phải đi lại nhiều để lấy dấu và chữ ký tăng từ mức 67% năm 2014 lên 70% năm 2015. Tỷ lệ cán bộ công chức làm việc hiệu quả của tỉnh này cũng tăng từ 71% lên 76%.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phương năm 2015. Nguồn:VCCI.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phương năm 2015. Nguồn:VCCI.

Trong số các tỉnh miền núi phía Bắc, Lào Cai đứng đầu khi góp mặt trong top 5, trong khi hai tỉnh "láng giềng" là Lai Châu và Hà Giang lại xếp trong nhóm 3 tỉnh có PCI thấp nhất.

TP HCM được đánh giá có năng lực cạnh tranh tốt, nằm trong top 6 với 61,36 điểm. Hà Nội xếp thứ 24, thua xa các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Dak Lak, tuy nhiên vẫn cao hơn Bình Dương một bậc.

Một trong những điểm mới của báo cáo năm nay là khảo sát 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nhằm thu thập những đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam, khả năng hấp thụ và hiệu ứng lan toả của nguồn vốn FDI tại các tỉnh, thành phố.

Các nhà đầu tư FDI cho rằng Việt Nam hiện là môi trường tương đói an toàn để kinh doanh, khi 60% đồng ý với nhận đinh trên, và 30% cho rằng Việt Nam có mức rủi ro tương đương các quốc gia khác. Hai rủi ro chính mà các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm là thay đổi về nền tài chính quốc tế hoặc trong nước; và những thay đổi về luật, quy định khiến lợi nhuận kinh doanh giảm sút.

Báo cáo của VCCI cũng cho biết, khoảng 70% doanh nghiệp FDI thừa nhận họ phải bỏ ra trên 5% tổng quỹ thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính. Trong khi đó, việc tiếp cận các tài liệ quan trong như quy hoạch và dự toán ngân sách địa phương có chiều hướng ngày càng khó khăn hơn với các doanh nghiệp này.

Về TPP, khảo sát 2015 cho thấy mức độ am hiểu về hiệp định quan trong này của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp FDI trong cùng nhóm TPP và cả các doanh nghiệp trong tới trong nhóm này. Tuy hiểu biết ít hơn, nhưng doanh nghiệp trong nước lại ủng hộ tích cực hơn hẳn.

Theo Zing