Khi mối lo ngại về căn bệnh chết người ở Vũ Hán ngày càng gia tăng, có rất nhiều người đã đăng tải các thông tin sai lệch liên quan đến virus Corona lên mạng xã hội.
Theo Cnet, có khoảng 8000 công dân Trung Quốc đã bị nhiễm virus Corona, hơn 100 người đã tử vong tính đến ngày 31/1. Trong khi cơ quan y tế và chính phủ cố gắng ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi này thì mối lo ngại về dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng.
Trước mối lo ngại của người dân trước virus Corona, hàng loạt các thông tin giả đã xuất hiện trên các phương tiên truyền thông. Các thông tin giả bao gồm tuyên bố về một loại vắc-xin phòng bệnh, các thuyết âm mưu hay thông tin tuyên truyền phân biệt chủng tộc được đội lốt dưới các cảnh báo sức khỏe.
Các công cụ kiểm tra thực tế từ hơn 30 quốc gia đang góp phần ngăn chặn sự lan truyền thêm các thông tin sai lệch trên các mạng xã hội. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook hay Google cũng đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn tin giả.
Facebook đã thuê hẳn ba tổ chức nhằm giám sát nội dung của bên thứ ba và kích hoạt các cảnh báo cho người dùng khi họ nhìn thấy các thông tin sai lệch. Hãng cũng sẽ hạn chế hoặc chặn các hashtag được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch trên Instagram.
Một phóng viên tại Bloomberg cho biết nếu bạn tìm kiếm từ khóa “coronavirus” trên Twitter, mạng xã hội này sẽ hướng dẫn bạn truy cập đến trang web của Trung tâm Phòng chống và Kết quả bệnh tật Hoa Kỳ để biết thêm về thông tin sai lệch về dịch virus Corona.
Twitter cho biết có hơn 15 triệu tweet về chủ đề dich viêm phổi Vũ Hán trong bố tuần qua và xu hướng này vẫn còn tiếp tục gia tăng.
Google cũng sẽ bắt đầu quảng bá các nguồn đáng tin cậy (như các chuyên gia và tổ chức y tế) ở đầu kết quả tìm kiếm, theo USA Today. Trong khi đó, YouTube, thuộc sở hữu của Google, sẽ đề xuất các video từ những “nguồn tin cậy” trên mạng xã hội video của mình.
Dưới đây là một số tin giả về virus Corona:
1. Thông tin sai lệch về số người lây nhiễm và chết vì virus Corona
Một bài đăng trên Facebook cho biết có 2,8 triệu người bị nhiễm bệnh và 112.000 người đã chết. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tin tức sai lệch được đưa ra, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, số người dân bị nhiễm virus Corona là 11.000 người và hơn 200 người chết.
2. Súp dơi là nguồn gốc của dịch virus Corona
Một video và báo cáo từ tờ Daily Mail đã đưa tin sai lệch rằng virus Corona có thể có nguồn gốc từ súp dơi. Một khu chợ thịt động vật và hải sản ở Vũ Hán (nơi bán dơi và rắn) đang được điều tra và các cơ quan y tế cho rằng rất có thể đây chính là nguồn gốc của dịch bệnh mặc dù trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh không có mối liên hệ với địa điểm này. Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận rằng căn bệnh này có nguồn gốc từ một loài động vật cụ thể nào, và đương nhiên không phải là món súp dơi bị ô nhiễm như trong bài đăng của tờ Daily Mail.
3. Các cảnh báo sức khỏe giả mạo, phân biệt chủng tộc được ban hành tại Úc nhằm thông báo với mọi người tránh xa các khu dân cư có nhiều người Trung Quốc sinh sống
Một báo cáo giả mạo đã được ban hành tại Úc nhằm cảnh báo người dân tránh xa các khu vực đông dân cư Trung Quốc. Một báo cáo khác cảnh báo mọi người tránh xa các nhà ga và một số khu vực tại Úc có “dấu hiệu của virus Corona”. Bộ Y tế và chính phủ Úc đã xác nhận thông tin này là hoàn toàn sai sự thật.
Ngoài ra, trên các mạng xã hội còn xuất hiện các thuyết âm mưu khác như: các quan chức chính phủ Mỹ hoặc một số nước khác đã bí mật tạo ra virus corona hoặc được cấp phép phát triển virus này, uống thuốc tẩy có thể giúp tránh dịch bệnh hay một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là nguồn gốc lây lan của virus Corona,…
Theo CNET
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu