Tại Afghanistan và Iran, nơi gia đình cô phải sống tị nạn theo luật lệ Taliban, xã hội thường nói với Mahboob rằng cô nên ở yên một chỗ. Cô đã biết về một cái hộp có tên là “máy tính”, nhưng cái hộp đó chỉ dành cho đàn ông. Điều đó đã không ngăn cản cô khám phá cái hộp.
Khi cô trở lại Afghanistan năm 2003, cô gái 16 tuổi đã nhìn thấy chiếc máy tính đầu tiên tại một quán café internet. Cô tiếp tục học và lấy được bằng khoa học máy tính, trở thành nữ điều phối viên CNTT đầu tiên của trường Đại học Heart, trước khi chính thức sáng lập công ty riêng.
Năm 2010, Mahboob và chị gái là Elaha đã thành lập công ty Afghan Citadel Software, và trở thành CEO của công ty phần mềm. Có trụ sở tại Heart và một chi nhánh ở Kabul, công ty phần mềm ngày càng phát triển. Năm 2013, khoảng 70% nhân lực của công ty – bao gồm các lập trình viên và blogger – đều là phụ nữ.
COO Sheryl Sandberg của Facebook từng nói rằng: “Mặc dù quyền của phụ nữ tại Afghanistan đã được cải thiện kể từ khi chế độ Taliban sụp đổ, song nhiều người Afghanistan vẫn tin rằng một phụ nữ chỉ nên làm việc ở nhà… Roya Mahboob đã miệt mài làm việc theo những cách thông minh, khéo léo để thay đổi điều này”.
Sau ikhi đối mặt với các mối đe dọa bị giết chết, Mahboob đã chuyển đến New York và sáng lập Digital Citizen Fund, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giúp phụ nữ và các cô gái ở các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ và dạy họ các kỹ năng số.
Một ước tính cho thấy có 1,5 triệu cô gái Afghan không được đến trường. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã cố gắng tiếp cận các cô gái đó qua công nghệ. Chẳng hạn như, Girls Can Code đã hợp tác với Bộ Giáo dục Afghanistan để giúp các cô gái theo đuổi sự nghiệp trong ngành khoa học máy tính.
Theo trang Mashable, từ lâu, Mahboob đã đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghệ của Afghanistan – và nền giáo dục của phụ nữ nói chung. Digital Citizen Fund đã tiếp cận được 9.000 cô gái ở Afghanistan, và gần đây đang mở rộng sang Mexico. Năm nay, tổ chức của Mahboob đã tài trợ cho đội thi robotics của các cô gái Afghanistan, đội thi này đã bị từ chối cấp Visa đến Mỹ để tham dự một cuộc thi quốc tế. Sự hỗ trợ và hướng dẫn của Mahboob đã giúp họ theo đuổi ước mơ, và họ đã giành được huy hương nhờ sự kiên trì, dũng cảm đó.
“Tôi biết có hàng triệu cô gái ở ngoài kia giống như tôi. Họ tò mò. Họ muốn biết nhiều hơn nữa. Nhưng họ không biết điều gì họ thực sự có thể làm”, Roya Mahboob từng nói.