VietTimes -- CNTT sẽ tạo cơ hội cho nông dân quản lý doanh nghiệp số có năng suất và giá trị vượt trội và chất lượng sống ngày càng cao hơn, tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp tại Việt Nam “chỉ mới bắt đầu”, chủ yếu ứng dụng trong các cơ quan quản lý ngành.
Sáng nay (29/7), tại Bắc Giang, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị kết nối khu vực miền Bắc năm 2016 với chủ đề “Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đã tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn phát triển nông nghiệp hiện đại, trong đó ưu tiên áp dụng các giải pháp tiên tiến của khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 1/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT xác định “ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp”, đồng thời đặt ra nhiệm vụ “tăng cường ứng dụng CNTT trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn, hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ và thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp phát triển nông thôn.
Đến nay, nhiều mô hình, giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành nông nghiệp đã được triển khai và đem lại hiệu quả tích cực như: sàn giao dịch nông sản, hệ thống thông tin nông nghiệp, giải pháp ứng dụng CNTT trong chăn nuôi và hệ thống giám sát môi trường nông nghiệp…
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, thông qua Hội nghị kết nối khu vực miền Bắc năm 2016 - một sự kiện thường niên của Bộ TT&TT, những kinh nghiệm, mô hình, giải pháp hữu ích về CNTT sẽ đến được với những người nông dân, lực lượng sản xuất nòng cốt, trực tiếp tạo ra giá trị của ngành nông nghiệp. Điều này khẳng định việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp là một lựa chọn phù hợp, có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ, xây dựng chiến lược phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường toàn cầu.
Thứ trưởng cam kết, trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình, giải pháp mới về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ CNTT là hướng đi bền vững để phát triển nông nghiệp.
Đánh giá về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Ngô Văn Hùng, Tổng thư ký Hội đồng khoa học, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: việc kết hợp CNTT và công nghệ viễn thám tạo thành các hệ thống thông tin cho phép theo dõi tiến độ mùa vụ, xác định giai đoạn sinh sản của cây trồng để tính đúng, tính đủ nhu cầu nước, phân bón, đánh giá mức độ nhạy cảm của cây trồng với các loại sâu bệnh và đưa ra dự báo sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Đặc biệt, một số tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long đang sử dụng hệ thống thông tin địa lý - viễn thám quản lý sản xuất lúa, từ đó theo dõi tiến độ gieo trồng, tiến độ thu hoạch, cơ cấu giống trên các cánh đồng, tình hình sâu bệnh, biến động diện tích lúa qua từng năm, dự báo về năng suất lúa trên các cánh đồng… Những thông tin này rất cần cho việc định hướng sản xuất của nông dân, hoạt động hỗ trợ sản xuất của Chính phủ, dự kiến kế hoạch thu mua, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một điểm yếu của ứng dụng CNTT trong nông nghiệp Việt Nam được ông Ngô Văn Hùng chỉ ra là “CNTT chỉ được sử dụng một cách đơn lẻ, thiếu tính kết nối đa chiều, đa lĩnh vực, còn manh mún. Tỷ trọng đầu tư cho CNTT trong nông nghiệp “thấp hơn nhiều” so với công nghệ khác. Trong khi đó, CNTT tuy không tác động trực tiếp nhưng lại có tác động gián tiếp và “đem lại lợi ích lâu dài”. Nhưng trên thực tế, nước ta đang thiếu một định hướng lâu dài, quy hoạch đồng bộ để phát triển và ứng dụng CNTT trong nông nghiệp, ông Ngô Văn Hùng băn khoăn.
Ông Ngô Văn Hùng khẳng định, CNTT sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trở thành doanh nghiệp số có năng suất và giá trị vượt trội và chất lượng sống ngày càng cao hơn. Ông Hùng thừa nhận, cho đến nay việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp tại Việt Nam “chỉ mới bắt đầu”, chủ yếu ứng dụng trong các cơ quan quản lý ngành. Và điểm sáng trong ứng dụng CNTT vào nông nghiệp là những tên tuổi như: TH True Milk, VinEco. Bên cạnh đó, còn có một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô nhỏ ở TPHCM, Lâm Đồng. Còn đối với đa số nông dân đây vẫn là câu chuyện của tương lai.
Tại Hội thảo, các đại diện đến từ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Thế (Bắc Giang) trình bày về nhu cầu ứng dụng CNTT trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang; Nhu cầu ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và quảng bá sản phẩm tiêu biểu của huyện Yên Thế, Lục Ngạn.
Để đáp ứng nhu cầu CNTT của người nông dân, đại diện các doanh nghiệp CNTT đã giới thiệu một số giải pháp sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt liên quan đến nông nghiệp, tiêu biểu là Hệ thống thông tin nông nghiệp điện tử Agri.One, Phần mềm quản lý sản xuất lợn giống MPigs, Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp và ngư nghiệp...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn phát triển nông nghiệp hiện đại, trong đó ưu tiên áp dụng các giải pháp tiên tiến của khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 1/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT xác định “ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp”, đồng thời đặt ra nhiệm vụ “tăng cường ứng dụng CNTT trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn, hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ và thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp phát triển nông thôn.
Đến nay, nhiều mô hình, giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành nông nghiệp đã được triển khai và đem lại hiệu quả tích cực như: sàn giao dịch nông sản, hệ thống thông tin nông nghiệp, giải pháp ứng dụng CNTT trong chăn nuôi và hệ thống giám sát môi trường nông nghiệp …
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, thông qua Hội nghị kết nối khu vực miền Bắc năm 2016 - một sự kiện thường niên của Bộ TT&TT, những kinh nghiệm, mô hình, giải pháp hữu ích về CNTT sẽ đến được với những người nông dân, lực lượng sản xuất nòng cốt, trực tiếp tạo ra giá trị của ngành nông nghiệp. Điều này khẳng định việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp là một lựa chọn phù hợp, có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ, xây dựng chiến lược phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường toàn cầu.
Thứ trưởng cam kết, trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình, giải pháp mới về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp.
Toàn cảnh Hội nghị
Đánh giá về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Ngô Văn Hùng, Tổng thư ký Hội đồng khoa học, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: việc kết hợp CNTT và công nghệ viễn thám tạo thành các hệ thống thông tin cho phép theo dõi tiến độ mùa vụ, xác định giai đoạn sinh sản của cây trồng để tính đúng, tính đủ nhu cầu nước, phân bón, đánh giá mức độ nhạy cảm của cây trồng với các loại sâu bệnh và đưa ra dự báo sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Đặc biệt, một số tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long đang sử dụng hệ thống thông tin địa lý - viễn thám quản lý sản xuất lúa, từ đó theo dõi tiến độ gieo trồng, tiến độ thu hoạch, cơ cấu giống trên các cánh đồng, tình hình sâu bệnh, biến động diện tích lúa qua từng năm, dự báo về năng suất lúa trên các cánh đồng… Những thông tin này rất cần cho việc định hướng sản xuất của nông dân, hoạt động hỗ trợ sản xuất của Chính phủ, dự kiến kế hoạch thu mua, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một điểm yếu của ứng dụng CNTT trong nông nghiệp Việt Nam được ông Ngô Văn Hùng chỉ ra là “CNTT chỉ được sử dụng một cách đơn lẻ, thiếu tính kết nối đa chiều, đa lĩnh vực, còn manh mún. Tỷ trọng đầu tư cho CNTT trong nông nghiệp “thấp hơn nhiều” so với công nghệ khác. Trong khi đó, CNTT tuy không tác động trực tiếp nhưng lại có tác động gián tiếp và “đem lại lợi ích lâu dài”. Nhưng trên thực tế, nước ta đang thiếu một định hướng lâu dài, quy hoạch đồng bộ để phát triển và ứng dụng CNTT trong nông nghiệp, ông Ngô Văn Hùng băn khoăn.
Ông Ngô Văn Hùng khẳng định, CNTT sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trở thành doanh nghiệp số có năng suất và giá trị vượt trội và chất lượng sống ngày càng cao hơn. Ông Hùng thừa nhận, cho đến nay việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp tại Việt Nam “chỉ mới bắt đầu”, chủ yếu ứng dụng trong các cơ quan quản lý ngành. Và điểm sáng trong ứng dụng CNTT vào nông nghiệp là những tên tuổi như: TH True Milk, VinEco. Bên cạnh đó, còn có một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô nhỏ ở TPHCM, Lâm Đồng. Còn đối với đa số nông dân đây vẫn là câu chuyện của tương lai.
Tại Hội thảo, các đại điện đến từ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Thế (Bắc Giang) trình bày về nhu cầu ứng dụng CNTT trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang; Nhu cầu ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và quảng bá sản phẩm tiêu biểu của huyện Yên Thế, Lục Ngạn.
Để đáp ứng nhu cầu CNTT của người nông dân, đại diện các doanh nghiệp CNTT đã giới thiệu một số giải pháp sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt liên quan đến nông nghiệp, tiêu biểu là Hệ thống thông tin nông nghiệp điện tử Agri.One, Phần mềm quản lý sản xuất lợn giống MPigs, Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp và ngư nghiệp...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn phát triển nông nghiệp hiện đại, trong đó ưu tiên áp dụng các giải pháp tiên tiến của khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 1/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT xác định “ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp”, đồng thời đặt ra nhiệm vụ “tăng cường ứng dụng CNTT trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn, hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ và thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp phát triển nông thôn.
Đến nay, nhiều mô hình, giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành nông nghiệp đã được triển khai và đem lại hiệu quả tích cực như: sàn giao dịch nông sản, hệ thống thông tin nông nghiệp, giải pháp ứng dụng CNTT trong chăn nuôi và hệ thống giám sát môi trường nông nghiệp …
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, thông qua Hội nghị kết nối khu vực miền Bắc năm 2016 - một sự kiện thường niên của Bộ TT&TT, những kinh nghiệm, mô hình, giải pháp hữu ích về CNTT sẽ đến được với những người nông dân, lực lượng sản xuất nòng cốt, trực tiếp tạo ra giá trị của ngành nông nghiệp. Điều này khẳng định việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp là một lựa chọn phù hợp, có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ, xây dựng chiến lược phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường toàn cầu.
Thứ trưởng cam kết, trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình, giải pháp mới về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp.
Toàn cảnh Hội nghị
Đánh giá về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Ngô Văn Hùng, Tổng thư ký Hội đồng khoa học, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: việc kết hợp CNTT và công nghệ viễn thám tạo thành các hệ thống thông tin cho phép theo dõi tiến độ mùa vụ, xác định giai đoạn sinh sản của cây trồng để tính đúng, tính đủ nhu cầu nước, phân bón, đánh giá mức độ nhạy cảm của cây trồng với các loại sâu bệnh và đưa ra dự báo sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Đặc biệt, một số tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long đang sử dụng hệ thống thông tin địa lý - viễn thám quản lý sản xuất lúa, từ đó theo dõi tiến độ gieo trồng, tiến độ thu hoạch, cơ cấu giống trên các cánh đồng, tình hình sâu bệnh, biến động diện tích lúa qua từng năm, dự báo về năng suất lúa trên các cánh đồng… Những thông tin này rất cần cho việc định hướng sản xuất của nông dân, hoạt động hỗ trợ sản xuất của Chính phủ, dự kiến kế hoạch thu mua, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một điểm yếu của ứng dụng CNTT trong nông nghiệp Việt Nam được ông Ngô Văn Hùng chỉ ra là “CNTT chỉ được sử dụng một cách đơn lẻ, thiếu tính kết nối đa chiều, đa lĩnh vực, còn manh mún. Tỷ trọng đầu tư cho CNTT trong nông nghiệp “thấp hơn nhiều” so với công nghệ khác. Trong khi đó, CNTT tuy không tác động trực tiếp nhưng lại có tác động gián tiếp và “đem lại lợi ích lâu dài”. Nhưng trên thực tế, nước ta đang thiếu một định hướng lâu dài, quy hoạch đồng bộ để phát triển và ứng dụng CNTT trong nông nghiệp, ông Ngô Văn Hùng băn khoăn.
Ông Ngô Văn Hùng khẳng định, CNTT sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trở thành doanh nghiệp số có năng suất và giá trị vượt trội và chất lượng sống ngày càng cao hơn. Ông Hùng thừa nhận, cho đến nay việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp tại Việt Nam “chỉ mới bắt đầu”, chủ yếu ứng dụng trong các cơ quan quản lý ngành. Và điểm sáng trong ứng dụng CNTT vào nông nghiệp là những tên tuổi như: TH True Milk, VinEco. Bên cạnh đó, còn có một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô nhỏ ở TPHCM, Lâm Đồng. Còn đối với đa số nông dân đây vẫn là câu chuyện của tương lai.
Tại Hội thảo, các đại điện đến từ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Thế (Bắc Giang) trình bày về nhu cầu ứng dụng CNTT trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang; Nhu cầu ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và quảng bá sản phẩm tiêu biểu của huyện Yên Thế, Lục Ngạn.
Để đáp ứng nhu cầu CNTT của người nông dân, đại diện các doanh nghiệp CNTT đã giới thiệu một số giải pháp sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt liên quan đến nông nghiệp, tiêu biểu là Hệ thống thông tin nông nghiệp điện tử Agri.One, Phần mềm quản lý sản xuất lợn giống MPigs, Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp và ngư nghiệp...