Ở Mỹ người ta hy vọng rằng sau cái chết của Stalin, ở Liên Xô sẽ xảy ra khủng hoảng chính trị, họ có thể lợi dụng nó vào những lợi ích của mình. Điều chủ yếu đối với Washington là đưa các nước-vệ tinh của Liên Xô ra khỏi tầm ảnh hưởng của nó và có thể thiết lập kiểm soát với chính Moscow.
Nếu Stalin qua đời
Sau khi kết thúc Thế chiến 2, trong khi các đồng minh cũ dần biến thành kẻ thù, tình báo Mỹ đặc biệt chú ý đến tình hình sức khoẻ của Stalin. Các ngành đặc biệt bên kia đại dương tích cực hoạt động vào mùa Thu năm 1945, khi lãnh tụ Liên Xô bị đột quỵ tưởng không qua khỏi. Họ biết rằng, những người bạn chiến đấu của Stalin đặc biệt lo lắng cho tình trạng sức khoẻ đang xấu đi của ông.
Từ tháng 9/1947, CIA vừa mới được thành lập đã đặc biệt chú ý đến Moscow. Tuy nhiên, Washington nhận thông tin về tình hình sức khoẻ của Stalin chủ yếu qua các kênh ngoại giao, chứ CIA thực sự chưa có điệp viên của mình trong bộ máy lãnh đạo đảng của Liên Xô. Họ đành phải tiến hành phân tích dựa trên những phán đoán hiểu biết về tình hình công việc ở Liên Xô.
Tháng 1/1948 lãnh đạo đầu tiên của CIA – chuẩn đô đốc Roscoe Hillenkoetter- đã mời đến chỗ mình một nhóm chuyên viên và đặt cho họ nhiệm vụ dự báo những gì sẽ xảy ra với hệ thống chính trị ở Liên Xô, người ta sẽ tiến hành quản lý đất nước như thế nào, nếu Stalin qua đời trong thời gian gần nhất, hoặc vì những lý do nào đó mà ông trở nên mất năng lực hành vì.
Những báo cáo được giải mật của CIA cho phép chúng ta hiểu được ý niệm của Washington về tình hình Liên Xô cuối những năm 1940. Người Mỹ cho rằng trong trường hợp Stalin qua đời, thì việc nắm giữ quyền lực vẫn nằm trong tay một người (cho dù đó là ai), điều đó đúng “tinh thần và truyền thống của dân tộc Nga” cũng như “bản chất hệ thống chính trị Xô Viết”. CIA cho rằng việc quản lý tập thể của Liên Xô ít có khả năng xảy ra. Tình báo Mỹ dự đoán người kế nhiệm chính của Stalin sẽ là Viacheslav Molotov, bạn chiến đấu lâu năm và trung thành của ông ta.
Cái chết của Stalin gây chấn động thế giới (Ảnh Tư liệu) |
Tuy nhiên, vào đầu Xuân năm 1949, người ta đã rõ rằng các chuyên viên của CIA đã tính nhầm trong việc hy vọng vào Molotov. Ngày 4/3 Bộ trưởng Ngoại giao đã bị cách chức, vợ của ông cũng bị bắt - điều này chứng tỏ Molotov đã bị thất sủng. Như các nhà sử học Nga sau này nhận xét, âm mưu chống Molotov đã được Beria và Malencov lên kế hoạch để loại bỏ đối thủ nguy hiểm, dọn sạch đường tới quyền lực của mình.
Giả thuyết tiếp theo, được các nhà phân tích của CIA đưa ra, liên quan đến việc giảm ảnh hưởng của Liên Xô đối với các đồng minh phe xã hội chủ nghĩa sau cái chết của Stalin, người rất có uy tín trong số các nước này.
Hơn nữa, ở bên kia đại dương người ta dự đoán trước sự tăng cường vị thế của Trung Quốc, đứng đầu là Mao Trạch Đông, trong thế giới cộng sản và sự xấu đi trong quan hệ lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Moscow. Trong trường hợp này, lịch sử đã chứng minh tính chính xác của các dự đoán này.
Ngày 5/3/1953 Joseph Stalin qua đời. Sự kiện này là thời điểm bước ngoặt trong việc hình thành chính sách mới của Mỹ đối với Liên Xô. Từ nay Mỹ hoàn toàn sử dụng các khả năng chiến tranh tâm lý - thông tin để làm suy yếu vị thế của Moscow và làm mất uy tín ban lãnh đạo của nó trong con mắt của phần còn lại của thế giới.
Khởi động chính sách này là Kế hoạch số SE-39 dành cho Uỷ ban phụ trách chiến lược tâm lý trực thuộc tổng thống Mỹ, nổi tiếng là “Kế hoạch sử dụng tâm lý về chết của Stalin” (Plan for Psychological Exploitation of Stalin’s Death) ra đời ngày 13/3/1953 – một tuần sau cái chết của lãnh tụ Liên Xô.
Quan tâm đến sự bạc nhược
Trong Kế hoạch nêu rõ cần lợi dụng cái chết của Stalin và việc chuyển giao quyền lực tiếp theo vì lợi ích dân tộc của Mỹ. Các tác giả của Kế hoạch này đặc biệt chú ý đến hai mục đích cơ bản. Thứ nhất cần giảm ảnh hưởng của Moscow đến các nước khối cộng sản, dẫn đến hạ thấp vai trò của Liên Xô trong các vấn đề quốc tế.
Thứ hai, thay đổi bản chất của hệ thống Liên Xô đến mức nó phù hợp với tinh thần và các mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ở Washington người ta tin rằng, dù Liên Xô có nghĩ ra thể thức chuyển giao quyền lực cẩn thận thế nào, thì nó cũng không tránh khỏi việc gây ra chấn động trong hệ thống, làm nó trở nên suy yếu và mất ổn định hơn.
Trong khái niệm của các nhà phân tích CIA, chỉ có người chuyên chế như Stalin mới có thể lãnh đạo được hệ thống cực quyền, có nghĩa người kế nhiệm ông cần là người đứng đầu có khả năng duy trì quyền lực bằng những biện pháp cứng rắn như thế. Gọi Stalin là “kẻ chuyên chế tàn bạo”, các chuyên viên Mỹ tuy thế vẫn đánh giá sự khéo léo của ông đã không kéo Liên Xô vào những hành động không thận trọng trên trường quốc tế. Người kế nhiệm ông có đồng thời cứng rắn để duy trì tình hình ở đất nước trong tầm kiểm soát và là người quảng giao để không tạo ra những tiền lệ xấu trong chính sách quốc tế hay không? – vấn đề được đặt ra ở Mỹ.
Gia đình Stalin (Ảnh Tư liệu) |
Để chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô có kết quả, Kế hoạch có tính đến hàng loạt yếu tố sau:
1. Chuyển giao quyền lực được thực hiện nhanh chóng và tự tin như thế nào sẽ chứng minh mức độ chuẩn bị của nó.
2. Bộ máy lãnh đạo Đảng của Liên Xô có thể hành động cương quyết và hiệu quả như trong những năm chiến tranh hay không? Nếu có thì điều này sẽ là bằng chứng của việc chính quyền được tập trung trong tay một nhóm ít người và được họ quản lý.
3. Việc củng cố quyền kiểm soát quân đội và lực lượng an ninh quốc gia sẽ diễn ra như thế nào? Ai là nhân vật chính trị có ảnh hưởng hơn – Zhucov hay Beria – sẽ phụ thuộc vào điều đó.
Sau khi Molotov bị thất sủng, các nhà phân tích Mỹ tập trung sự chú ý của mình vào nhân vật Malencov, ở Liên Xô ông được cho là người kế nhiệm có thể hơn cả của Stalin. Vị thế của Malencov đặc biệt tăng lên trong mắt của CIA sau bài điếu văn đọc tại tang lễ của lãnh tụ Liên Xô, trong đó nhấn mạnh “sức mạnh chính trị và thể chất của dân tộc Nga vĩ đại”. “Thực tế, rằng Stalin là người Gruzia còn Malencov là người Nga, có thể có tầm quan trọng biểu trưng”- các tác giả của Kế hoạch nhận xét.
Trong Kế hoạch cũng chú ý đến những yếu tố có khả năng gây ra sự lo lắng trong chính quyền mới của Kremlin. Chủ yếu trong đó là: bề ngoài tỏ ra trung thành của các nước vệ tinh, quan hệ qua lại với Trung Quốc cộng sản, duy trì an ninh nội bộ
các vấn đề dân tộc thiểu số, sự kiểm soát của bộ máy nhà nước đối với quân đội và nhân dân.
Tất cả những cái đó, theo ý kiến của các chuyên viên CIA, có thể dẫn đến cả loạt những phiền toái đối với Liên Xô, trong đó có bất đồng ý kiến bên trong Bộ chính trị và quan hệ xấu đi với các nước đồng minh. Mặt khác sự suy yếu của Moscow sẽ có thể thúc đẩy củng cố sự thống nhất của nền văn minh phương Tây và tăng cường vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ.
Có ý nghĩa lớn trong “chiến tranh tâm lý” chống Liên Xô là những người được gọi là “nòng cốt của Mỹ”, đứng đầu trong số đó là tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower. Tiếp theo là ngoại trưởng Mỹ Allen Dulles và ban đại diện của Mỹ ở Liên Hợp Quốc. Tiếp nữa là tiềm năng quân sự và sức mạnh kinh tế của đất nước.
Bắt tay vào hành động
Theo Kế hoạch, Mỹ cần lợi dụng tối đa chế độ trong khoảng thời gian chờ chuyển giao quyền lực, cũng như tình huống khi người đứng đầu mới của Liên Xô nắm vị trí của mình. Washington có trách nhiệm bằng mọi cách lôi kéo Liên Xô vào việc thông qua những quyết định quan trọng và phức tạp có thể dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ ban lãnh đạo đất nước.
Trong đó, cần tránh gây áp lực quá mức lên Moscow như “đe doạ hay gây chiến” có thể chỉ dẫn đến củng cố thêm Bộ chính trị. Còn kích thích sự bất đồng bên trong đỉnh cao quyền lực của Kremlin – giữa Malencov, Beria, Molotov và Buganin – thì hoan nghênh.
Khi khiêu khích Moscow thông qua các quyết định không hợp lòng dân, CIA tính toán gây ra bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và các nước vệ tinh, trước hết là Trung Quốc, còn có thể phát triển sự ác cảm của dân chúng Xô Viết đa quốc gia đối với ban lãnh đạo mới của đất nước.
Tất nhiên, ở Nhà Trắng người ta hiểu rằng trên con đường của chiến tranh tâm lý chống Liên Xô họ sẽ vấp phải nhiều trở ngại đã biết trước. Chủ yếu trong số chúng: xuất hiện sự không hài lòng giữa “các nước thế giới thứ ba” vì việc Mỹ tăng cường “bá quyền” trên trường quốc tế, phản ứng tiêu cực của các đồng minh đối với mục tiêu kinh tế và chính trị kéo dài của Mỹ. Ngoài ra họ còn lo lắng rằng “di sản Mỹ” bao gồm chuỗi nợ nần và những sai lầm tích tụ trong những năm trước có thể đóng vai trò tiêu cực.
Các nhà phân tích của CIA chia Kế hoạch thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là “Động tác bắt đầu”. Giai đoạn này kéo dài vài tuần, trong quá trình đó mạo hiểm và tốn kém. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là duy trì trong giới tinh hoa Liên Xô sự bực tức cáu gắt ở thòi điểm ngay trước chuyển giao quyền lực. Dự định có bài phát biểu của Eisenhower ở giai đoạn này.
Giai đoạn hai là “Tiếp tục”: muốn nói đến sự cân bằng giữa “khủng bố và mua chuộc”, tức là giữa xây dựng các mối quan hệ tin cậy hay xâm lược với Liên Xô phụ thuộc vào hành vi của Liên Xô. Mục đích của giai đoạn này là tổng kết giữa chừng và thăm dò cơ sở chính trị ở Liên Xô “để tìm ra nơi những hạt giống được gieo nảy mầm”.
Giai đoạn ba là “Đỉnh cao”: cần đưa đến gia tăng xung đột nội bộ công khai trong hệ thống cộng sản, cả trong chính Liên Xô, cả giữa các đồng minh của nó. Nếu xung đột công khai không diễn ra, thì theo lời các tác giả Kế hoạch, “chiến lược dù sao cũng có lợi cho việc đạt được những mục đích cơ bản của chúng ta”.
Ngoài những bước chính trị chung, CIA dự định thực hiện đối với Liên Xô những giải pháp cụ thể. Lấy ví dụ, nói về việc đặt đài tưởng niệm ở một trong những nước châu Âu để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc dấu tranh với chủ nghĩa quốc xã. Trong đó, khi xây dựng tượng đài các nhà quân sự Mỹ cần phải phát biểu.
Theo ý định của tác giả ý tưởng, Washington nhất định cần mời Moscow tới dự lễ khánh thành tượng đài. Nếu như được hưởng ứng thì tốt, trong trường hợp này Mỹ có thể củng cố vị thế sáng tạo hoà bình của mình. Trong trường hợp Liên Xô từ chối, Liên Xô đã đặt mình vào tình trạng của các quốc gia ‘không muốn củng cố hoà bình giữa các dân tộc”.
Chúng ta không biết rằng “Kế hoạch sử dụng tâm lý cái chết của Stalin” có được phê chuẩn hay không, nhưng có thể giả định rằng có những mục riêng biệt của nó đã được áp dụng. Phần lớn điều này liên quan tới việc xấu đi của quan hệ Xô- Trung, mà người Mỹ tất nhiên đã thúc đẩy nó.
Như thưọng tướng, cựu phó tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Liên Xô Adrian Danilevich nhận xét trong bài trả lời phỏng vấn, vào những năm 1970 Liên Xô không lo ngại phía Mỹ, mà lo ngại phía Trung Quốc. Vì thế, “các cụm quân được củng cố chắc chắn hơn đã dược thành lập ở phía Đông, các loại vũ khí thông thường cũng được đưa tới đó. Vì sao lại thế”. Bởi vì Liên Xô đã nhận thức được: ở phương Tây các chính trị gia tỉnh táo hơn, và các nhà hoạt động quân sự khôn ngoan hơn ở Trung Quốc.