Đặng Tiểu Bình gặp gỡ Gorbachev (Ảnh Tư liệu) |
Và các nhà máy lại cần cả đống nguyên – nhiên liệu, đến nỗi lãnh thổ Trung Quốc và thị trường quốc tế phải chật vật mới có khả năng cung ứng.
Giải quyết các vấn đề kinh tế
Cách thức dễ thấy để giải quyết vấn đề kinh tế, đó là tìm được vùng lãnh thổ chưa có người hoặc ít người sinh sống, có tiềm năng nguyên liệu và thực phẩm lớn đang tồn tại ở Trung Quốc. Vì thế, không phải vô cớ mà ban lãnh đạo Trung quốc bằng mọi sức lực đang giữ các lãnh thổ phía Tây – Uyghur và Tây Tạng. Cuộc bành trướng xuống phía Nam, khu vực Đông Dương, gồm những nước tương đối nhỏ và yếu, không dẫn đến kết quả như mong muốn nhưng sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề dân tộc. Tình hình ở hướng Tây cũng tương tự - ở đó Ấn Độ cũng đang ngộp thở vì quá tải dân số như Trung Quốc. Chỉ còn lại hướng Bắc là có nhiều triển vọng hơn cả. Đó là Siberia, Viễn Đông của Nga và Ural, vùng lãnh thổ ít người sinh sống.
Mặt trận phía Đông của chiến tranh lạnh
Nếu nhìn vào vấn đề quan hệ Xô –Trung sau cái chết của Stalin qua lăng kính những nhu cầu kinh tế của Trung Quốc, có thể dễ dàng hiểu được lý do Mao Trạch Đông thổi phồng xung đột với Liên Xô. Những người kế tục ông ta vẫn tiếp tục tư tưởng chủ đạo này. Có một nhân vật mang tính biểu tượng trong lịch sử Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình - người đã may mắn được sự ủng hộ ngoại giao của Mỹ.
Lục quân Trung Quốc đứng đầu thế giới về quân số, vượt xa các lực lượng tương tự của Mỹ và Nga. |
Cùng với sự phát triển chạy đua vũ trang và nội chính của chính phủ Khrusev và Brezhnev, kinh tế Liên Xô bắt đầu chuyển sang những nhu cầu trong nước, dần dần chấm dứt ủng hộ các thành viên khác của phe xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó Liên Xô chờ đợi các nước dân chủ nhân dân hoàn lại một cách công bằng các khoản đầu tư của Stalin vào họ. Như vậy, lợi ích của Trung Quốc bị cắt giảm đáng kể từ mối quan hệ thân thiết giữa Bắc Kinh và Moscow. Điều này làm giới lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Trung Quốc thực sự không bằng lòng. Nó cũng trở thành nguyên nhân của những biểu hiện đa dạng về chính trị (phê phán “chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô), ngoại giao (xích lại gần với Mỹ) và thậm chí quân sự của cuộc xâm lược về phía Liên Xô (sự việc ở đảo Đamanski, chiến tranh bất ngờ với Việt Nam).
Liên Xô đã không đánh giá thấp nguy cơ này và để đáp lại đã tăng cường ựưc lượng ở biên giới phía Đông. Đến đầu những năm 1980, để chống lại Trung Quốc, Liên Xô vẫn giữ 7 tập đoàn quân binh chủng hợp thành và 5 tập đoàn không quân độc lập, 11 sư đoàn tăng và 48 sư bộ binh cơ giới. Cũng như trong thành phần các cụm quân có cả chục lữ đoàn đặc nhiệm và nhiều đơn vị độc lập, bao gồm cả các khu vực được bố phòng kiên cố trên tuyến biên giới. Thậm chí có cả những đoàn tàu bọc thép được chế tạo đặc biệt ở Mông Cổ.
14.900 xe tăng, 1.125 máy bay chiến đấu và gần 1.000 trực thăng chiến đấu có thể hoạt động chống Trung Quốc. Trong trường hợp chiến tranh, hàng loạt khí tài này sẽ chống lại ưu thế “biển người” của Trung Quốc. Nhìn chung, để chống lại Trung Quốc, Liên Xô đã duy trì 1/4 số xe tăng, 1/3 tổng lực lượng của mình.
Đó là chưa kể đến phương án dự bị ở dạng tên lửa đạn đạo và các máy bay chiến lược Tu-95 mang bom nguyên tử. Sự kiện bổ xung, chứng minh ý muốn của Liên Xô chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, đó là đưa quân vào Afghanixtan. Phe đối lập dân chủ địa phương không chỉ phải chiến đấu với chế dộ không chính nghĩa, mà còn sợ Trung Quốc chiếm đóng đất nước trong điều kiện không có chính quyền và quân đội mạnh, đủ cứng rắn. Vĩ khí nước ngoài đầu tiên mà Dusman nhận được không phải của Mỹ mà là của Trung Quốc.
“Làn sóng đỏ”
Bí mật của cuộc chiến tranh thắng lợi không chỉ nằm ở việc tiêu diệt quân đội của kẻ thù, mà còn ở việc tước đi ý chí và khả năng kháng cự tiếp theo của nó. Đến đầu thế kỷ XX, nhiệm vụ này được giải quyết bằng việc chiếm thủ đô của kẻ thù, trong Thế chiến thứ nhất – làm kiệt quệ tinh thần và thể xác kẻ thù, còn trong và sau Thế chiến thứ hai – đập tan tiềm năng kinh tế.
Trong cuộc chiến tranh với Liên Xô, học thuyết quân sự mới nhất của Trung Quốc đã được xây dựng trên cơ sở này và chỉ nhìn vào bản đồ để xác định các thành phố được ưu tiên là đủ. Đó là các trung tâm công nghiệp, thương mại và khoa học ở phía Đông Liên Xô: Vladivostoc, Krasnoiarxk, Omsk, Khabarov, Novoxibirsk, Cheliabinsk, Baiconur, Petropavlovsk, Kamchatca.
Bổ xung thêm vào danh sách có Quibưsev – Samara ngày nay. Vì sao? Trước hết đó là nơi tập trung hùng hậu các xí nghiệp công nghiệp hàng không, chế tạo máy hạng nặng, khai thác dầu mỏ và kim loại. Thứ hai, Quibưsev cũng là thủ đô tình thế của Liên Xô trong trường hợp Moscow bị tấn công. Có vẻ như có thể chuyển thủ đô nếu thích, nhưng không phải vậy. Qui chế trung tâm của đất nước có nghĩa hạ tầng cơ sở thông tin và cung cấp năng lượng to lớn, cán bộ quản lý, dự trữ chiến lược nguyên liệu và thực phẩm. Giành được trung tâm như thế có nghĩa kiểm soát toàn bộ phía Đông, cho nên đối với Trung Quốc nó rất quan trọng.
Những điều nêu trên có thể làm rõ bộ mặt của cuộc chiến tranh có thể, nhắc nhớ đến những dự án tấn công của Liên Xô vào châu Âu, tập trung đội quân xe bọc thép và cơ giới dọc các tuyến đường vận tải lớn, ném bom các trung tâm công nghiệp bằng các loại đạn thông thường, tiếp theo là chiếm đóng, dành ưu thế trên không và phong toả các cảng. Sức người và kỹ thuật của Trung Quốc đủ để làm việc đó, tuy nhiên, chất lượng của chúng không bảo đảm, cũng như chưa tính đến ném bom nguyên tử. Mục đích của họ không phải để thực sự đánh bại Liên Xô, mà để sử dụng lãnh thổ của nó để khai thác sau này.
Theo Russian7