IBM thâu tóm Red Hat với giá 34 tỷ USD
IBM đã xác nhận bản hợp đồng kỷ lục 34 tỷ USD mua lại Red Hat, công ty phần mềm cung cấp nền tảng đám mây mã nguồn mở. Thỏa thuận hiện đã được Ban Giám đốc của hai công ty chấp thuận, và đang đợi sự đồng ý của cổ đông Red Hat, cũng như các thủ tục pháp lý. Dự kiến, quá trình thâu tóm Red Hat của IBM sẽ hoàn thành vào nửa cuối năm 2019.
Từ lâu, IBM đã được biết tới nhờ các thiết bị máy trạm dành cho doanh nghiệp. Từ tháng 5/2018, IBM đã hợp tác cùng Red Hat để phát triển dịch vụ lưu trữ dữ liệu kết hợp máy chủ và hệ thống đám mây. Sau vụ sáp nhập này, Red Hat sẽ hoạt động như một đơn vị trong đội ngũ Hybrid Cloud của IBM (trị giá 19 tỷ USD), và tiếp tục tập trung vào lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở.
Chủ tịch Ginni Rometty, kiêm Tổng giám đốc IBM tuyên bố: “Vụ mua lại Red Hay sẽ thay đổi cuộc chơi, thay đổi tất cả thị trường điện toán đám mây”. Bà Rometty nói thêm: “IBM sẽ trở thành nhà cung cấp đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp giải pháp duy nhất để khai thác toàn bộ giá trị đám mây cho các doanh nghiệp”.
IBM cho biết nền tảng đám mây sẽ tương thích tốt với cả với các dịch vụ mở rộng của Linux, Kubernetes, quản lý đám mây và tự động hóa. Công ty sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác như AWS, Azure (Microsoft), Google Cloud, Alibaba…
Mặc dù dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay thuộc về Amzon, nhưng thị trường đám mây vẫn còn rộng mở. Theo thống kê ước tính khoảng 80% phần trăm doanh nghiệp “chưa chuyển sang sử dụng đám mây”. Thông qua việc mua lại Red Hat, IBM sẽ có cơ hội tốt hơn để giải quyết vấn đề đó.
Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc IBM Ginni Rometty cho rằng thương vụ lịch sử giữa IBM và Red Hate sẽ mở ra chương mới của đám mây. Ảnh: Bloomberg
|
“Hiện nay, chỉ có 20% các công ty đang trên hành trình đám mây hóa dữ liệu, sử dụng sức mạnh thuật toán để giảm thiểu chi phí”. Bà Rometty nói: “80% còn lại sẽ mở khóa giá trị kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng (của IBM). Đây là chương tiếp theo của đám mây. Điều này đòi hỏi (các doanh nghiệp) phải chuyển các ứng dụng kinh doanh sang đa đám mây, trích xuất dữ liệu nhiều hơn và tối ưu hóa mọi phần mềm doanh nghiệp, từ chuỗi cung ứng đến bán hàng”.
Hơn hết, thương vụ này sẽ cung cấp cho IBM nền tảng vững chắc hơn nhiều so với phần mềm mã nguồn mở, điều cốt lõi mà Red Hat xây dựng và phát triển cho tới nay.
Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Red Hat Jim Whitehurst chia sẻ: “Mã nguồn mở là lựa chọn mặc định cho các giải pháp công nghệ hiện đại. Tôi vô cùng tự hào về vai trò Red Hat, khi đã hiện thực hóa điều này trong doanh nghiệp”. Ông Whitehurst giải thích: “Việc gia nhập lực lượng IBM sẽ cung cấp cho chúng tôi quy mô lớn hơn, các nguồn lực và khả năng thúc đẩy tác độc của mã nguồn mở làm nền tảng cho chuyển đổi số, đưa Red Hat tới nhiều đối tượng khách hàng hơn, trong khi vẫn duy trì văn hóa doanh nghiệp và cam kết vững chắc đổi mới nền tảng mã nguồn mở”.
Vụ thâu tóm Red Hat sẽ giúp IBM vươn lên vị trí cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ AWS. Tuy nhiên, Phó chủ tịch cấp cao của IBM, Arvind Krishna cam kết tiếp tục duy trì hợp tác với Amazon: “IBM cam kết trở thành nhà cung cấp đám mây đích thực, và chúng tôi sẽ ưu tiên sử dụng công nghệ Red Hat trên nhiều dịch vụ đám mây khác nhau”. IBM Hybrid Cloud sẽ hỗ trợ công nghệ mã nguồn mở trên tất cả nền tảng, tối đa khả năng tương thiết với các thiết bị trên toàn cầu.
Thương vụ kỷ lục của ngành công nghiệp phần mềm
IBM đã hợp tác cùng Red Hat từ giữa năm 2018 để phát triển dịch vụ lưu trữ đa đám mây Hybrid Cloud. Ảnh: Zdnet
|
Bằng việc thâu tóm Red Hat với giá 34 tỷ USD, IBM đã lập kỷ lục mới trong lịch sử ngành công nghiệp phần mềm, vượt qua vụ mua lại LinkedIn (26,2 tỷ USD) của Microsoft vào năm 2016. Tuy nhiên, đây chưa phải là thương vụ giá trị nhất của giới công nghệ nói chung. Đứng đầu danh sách là Dell, khi chi 67 tỷ USD để mua công ty lưu trữ dữ liệu EMC cuối năm 2015. Dưới đây là danh sách các thương vụ kỷ lục của giới công nghệ.
Thương vụ công nghệ hàng đầu:
|
|
|