Nguồn kinh phí trên được lấy từ kinh phí sự nghiệp môi trường của ngân sách trung ương năm 2016.
Trước đó, số tiền đền bù 500 triệu USD của Formosa Hà Tĩnh đã lần lượt được chuyển tới cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Việc quản lý và sử dụng số kinh phí bổ sung, ký hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính thực hiện thu hồi số kinh phí đã tạm ứng theo quy định; chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo; thông báo cụ thể số kinh phí bổ sung cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định.
Trước đó, tỉnh Quảng Trị sử dụng 202 tỷ đồng từ nguồn tạm cấp cho các địa phương thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân.
Trong đó, huyện Hải Lăng được tạm cấp hơn 31 tỷ đồng, huyện Triệu Phong hơn 56 tỷ đồng, huyện Vĩnh Linh hơn 33 tỷ đồng, huyện Gio Linh hơn 81 tỷ đồng.
Theo đó, 7 nhóm đối tượng được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển gồm: khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản.