33,2% là chỉ số kết quả công khai minh bạch trong 8 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Quảng Nam, theo báo cáo kết quả cải cách thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 67,5%
Bà Trần Thị Kim Hoa – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam - cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, nhiều cơ quan đã chủ động ban hành các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và chuyển đổi số đối với đơn vị, địa phương mình; nhiều mô hình, sáng kiến cải cách hành chính đã được đưa ra giúp tình hình cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt được một số kết quả nhất định.
Tính từ tháng 12/2022 đến ngày 14/9/2023, Quảng Nam đã giải quyết được 62.720/67.462 hồ sơ dịch vụ công, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 99,83%. Trong đó, tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến: 49.248 hồ sơ (chiếm 76,65% tổng số hồ sơ đã tiếp nhận).
Đối với cấp huyện, đã giải quyết: 93.747/105.831 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 82,33%; Tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến: 24.176 hồ sơ (chiếm 25,01% tổng số hồ sơ tiếp nhận). Đối với cấp xã, đã giải quyết 145.255/148.083 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 97,54%; Tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến: 100.090 hồ sơ (chiếm 68,50% tổng số hồ sơ tiếp nhận).
“Đến nay Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đã cơ bản đáp ứng về nghiệp vụ số hóa, lưu trữ hồ sơ và chính thức đưa vào sử dụng. Hoàn thành 8/10 kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với các Hệ thống của Trung ương theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ để đồng bộ số liệu; 9/11 hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đã kết nối với các Hệ thống của Trung ương”- Bà Trần Thị Kim Hoa cho hay.
Cũng theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, từ ngày 17/4 đến nay, toàn tỉnh tiếp nhận 159.530 hồ sơ dịch vụ công, trong đó có 95.013 hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ đúng hạn 95.35%. Phần mềm cơ bản đáp ứng tiếp nhận, điều phối và xử lý hồ sơ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã cấu hình 1.836 thủ tục hành chính, khai báo 2.745 quy trình, 205 biểu mẫu; đã khai báo 56.211 tài khoản người dùng là cán bộ, công chức. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia và cung cấp, công khai 1.332 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (trong đó có 1.315 dịch vụ công trực tuyến toàn trình) phục vụ nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện toàn trình và Danh mục dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện một phần trên địa bàn tỉnh Quảng gồm 1.078 dịch vụ công (cấp tỉnh: 810 DVC, cấp huyện: 201 DVC, cấp xã: 67 DVC) và Danh mục dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện một phần gồm 542 dịch vụ công (cấp tỉnh: 517 DVC, cấp huyện: 10 DVC, cấp xã: 15 DVC).
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 1.239/1.835 dịch vụ, chiếm tỷ lệ 67,5%; trong đó, tỷ lệ hồ sơ trực trên Cổng dịch vụ công đạt 170.424/264.682 hồ sơ, tỷ lệ 64,3%; Tỷ lệ thủ tục hành chính được tích hợp, triển khai thanh toán trực tuyến là 709/1.835 thủ tục, tỷ lệ 38,6%; thực hiện thanh toán trực tuyến 3.203/70.202, tỷ lệ 4.56%.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng số hồ sơ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích: 70.702 hồ sơ (tỷ lệ 34,03 % hồ sơ thủ tục hành chính). Trong đó, tiếp nhận 3.285 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; chuyển trả 65.937 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; tiếp nhận và chuyển trả (2 chiều) 1.444 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bên cạnh đó, tính đến nay, số liệu lượt tải cài đặt Smart Quảng Nam là 50.156 lượt; ứng dụng egov Quảng Nam có 2.601 lượt cài đặt…
Đối với việc triển khai kết nối chia sẻ dữ liệu qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP), hiện có 29 dịch vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu qua LGSP, kết nối các hệ thống như các CSDL của TW, các CSDL của tỉnh (Qoffice, một cửa điện tử, CSDL Cán bộ, công chức, hệ thống IOC tỉnh, smart, egov Quảng Nam). Tổng số giao dịch từ đầu năm 2023 đến nay là 253.527.962 giao dịch, tỷ lệ thành công 99,8%.
Chỉ số kết quả công khai minh bạch đạt tỷ lệ thấp
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hẹn, xử lý chậm vẫn còn nhiều tại cấp huyện, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai (tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện).
Ngoài ra, một số huyện, xã, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký cấp huyện chưa cập nhật kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa (như Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành) dẫn đến hồ sơ trễ hẹn trên Hệ thống còn cao.
Bên cạnh đó, bộ phận một cửa của một số xã nhập không đầy đủ, hoặc không nhập quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa, do đó việc thống kê tình hình giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh không đảm bảo tính chính xác, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương không kiểm soát được tình trạng giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính trễ hạn (thống kê đính kèm).
“Theo báo cáo số 6902/BC-VPCP ngày 08/9/2023 của Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình, kết quả cải cách thủ tục hành chính tháng 8/2023, theo đó kết quả đánh giá Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành tỉnh Quảng Nam có một số chỉ số thành phần đạt tỷ lệ thấp.
Chỉ số kết quả công khai minh bạch trong 8 tháng năm 2023 chỉ đạt 33.2% (mục tiêu theo quy định 100%). Kết quả triển khai thanh toán trực tuyến chỉ đạt 7,6% ( mục tiêu Chính phủ giao 30%). Tỷ lệ hồ sơ có cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đạt 24.78% (mục tiêu Chính phủ giao 100%)” - bà Trần Thị Kim Hoa nhấn mạnh.
Cũng theo bà Trần Thị Kim Hoa, một số tồn tại, hạn chế của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đến nay vẫn chưa khắc phục, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận, xử lý hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, UBND một số xã, phường, thị trấn chưa triển khai bộ nhận diện thương hiệu tại Bộ phận một cửa theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ; trang thiết bị làm việc thực tế chưa đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Một số địa phương thực hiện công khai Danh mục và nội dung thủ tục hành chính chưa đầy đủ, rõ ràng theo các Quyết định công bố; vẫn còn tình trạng niêm yết thủ tục hành chính hết hiệu lực làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và kết quả chỉ số cải cách hành chính đã đặt ra.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu