Các nhà bảo vệ môi trường và các chính trị gia — những người ủng hộ ô tô điện — trên khắp thế giới vui mừng rằng loại phương tiện này sẽ sớm thay thế những phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, thủ phạm phát thải carbon gây chết người, huỷ hoại bầu khí quyển của nhân loại.
Trung Quốc đang định vị các nhà sản xuất của mình trở thành những nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới. Hãng General Motors của Mỹ đang hợp tác với hãng SAIC Motors của Trung Quốc để sản xuất ô tô điện thương hiệu Wuling Hong Guang Mini EV. Thương hiệu này đã vượt doanh số bán ra của Tesla tại Trung Quốc.
Các nhà phân tích thị trường kỳ vọng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào ô tô điện sẽ khiến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhanh chóng ngừng sử dụng các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Sẽ đến những ngày tháng tuyệt vời.
Nhưng có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được các nhà vận động cho ô tô điện giải quyết.
Gần đây, ông Elon Musk, hiện là người giàu nhất thế giới và là nhà sản xuất ô tô điện Tesla, và ông Akio Toyota, giám đốc điều hành của Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, đã tiết lộ một số "sự thật khắc nghiệt" về ô tô điện. Khi chính những cha đẻ của ô tô điện lên tiếng, thế giới sẽ lắng nghe.
Ngoài ra, những người phát ngôn khác của ngành công nghiệp ô tô điện cũng chia sẻ về nhiều mối quan ngại khác vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Toyota đặc biệt lo ngại rằng nhiều người ủng hộ ô tô điện đang đưa ra những lời hứa mà họ sẽ không thể thực hiện được trong vài năm tới, thậm chí là không bao giờ.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô của Vinfast (Việt Nam). Vingroup dự kiến mở nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ. Ảnh: Zing |
Ô tô chạy bằng pin sẽ thay thế ô tô chạy bằng nhiên liệu hoá thạch?
Các chính phủ và doanh nghiệp đang khẩn trương xây dựng các trạm sạc ô tô điện công cộng và cùng với các trụ sạc tại nhà hoặc tại công sở. Cả Tesla và Toyota đều ước tính rằng các trạm sạc điện sẽ sử dụng dung lượng điện lớn, khiến thiêu thụ điện năng tăng gấp đôi mức hiện tại.
Năng lượng gió và năng lượng mặt trời không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Năng lượng tái tạo hiện chỉ chiếm 20% tổng sản xuất điện của Mỹ.
Nghịch lý là, để có đủ điện thì điện để đảm bảo năng lượng cho ô tô điện và các nhu cầu khác sẽ phải sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch hoặc năng lượng hạt nhân. Toyota cho rằng ô tô điện và ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ cùng tồn tại lâu dài trong tương lai. Cả Toyota và Tesla tin rằng vấn đề này đang bị chính phủ đặc biệt phớt lờ.
Sự gián đoạn ở quy mô lớn trong sản xuất năng lượng tái tạo cũng có thể xảy ra. Trong vài tuần trước ở Texas và California, sự cố mất điện trên diện rộng đã xảy vì lý do thời thiết - lạnh kỷ lục và nóng kỷ lục —khiến các nhà máy điện gió và năng lượng mặt trời phải đóng cửa.
Điều này đòi hỏi cần phải sản xuất các bộ pin có dung lượng lưu trữ lớn để tích điện dự phòng cho trường hợp cần thiết. Nhưng công nghệ đó vẫn chưa có sẵn. Đến giờ này, mới chỉ có Elon Musk sở hữu một công ty có thể cung cấp pin với dung lượng lưu trữ lớn như vậy.
Ngoài ra, các quốc gia đang giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân, ngay chính thời điểm cần sản lượng điện lớn nhất. Mỹ đóng cửa dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL, cấm khai thác dầu đá phiến (fracking) trên các khu đất công, cấm các hoạt động khai thác dầu ngoài khơi ….
Hậu quả là Mỹ một lần nữa sẽ phải nhập khẩu dầu, mất đi sự độc lập về năng lượng của mình.
Chiếc Tesla Model 3 do công ty của Elon Musk chế tạo |
Cần lưu ý rằng: Năm 2017, ông Elon Musk đã vận động thành công để đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Diablo Canyon ở California vào năm 2024-2025. Ông Musk tuyên bố ông ấy đang sở hữu các công ty sản xuất năng lượng mặt trời và pin lưu trữ có thể thay thế năng lượng hạt nhân.
Việc loại thải loại pin ô tô điện có an toàn không?
Lượng ô tô điện sản xuất ra ngày càng tăng, việc thải loại pin đã hết hạn sử dụng một cách an toàn đang trở thành một vấn đề nan giải. Năm 2020, chỉ riêng Trung Quốc đã thải loại 500.000 tấn pin lithium đã qua sử dụng.
Đến năm 2030, lượng pin thải loại trên toàn cầu sẽ đạt 2 triệu tấn. Một bộ pin của một chiếc Mercedes nặng 635kg!
Pin đã qua sử dụng — chủ yếu là pin lithium và pin coban — gây ra những nguy cơ độc hại nghiêm trọng về môi trường — chúng có thể gây cháy các bãi rác thải— và không tốt cho sức khoẻ của những người phải tiếp xúc. Hãng Hyundai vừa thay thế 82.000 bình ắc quy ô tô vì chúng có nguy cơ cháy nổ.
Các chuyên gia đổi mới sáng tạo đang nỗ lực tìm cách kéo dài tuổi thọ của pin, hoặc tái chế/tái sử dụng chúng một cách an toàn.
Không ai nghi ngờ về ciệc các giải pháp sẽ được tìm thấy trong tương lai — sử dụng robot để xử lý chất thải — tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn chưa hoàn chỉnh. Người nào giải quyết được vấn đề về pin người đó sẽ bội thu lợi nhuận.
Có đủ đất hiếm để đáp ứng nhu cầu sản xuất không?
Kim loại đất hiếm được sử dụng xuyên suốt dây chuyền sản xuất xe ô tô điện. Neodymium hiện đang được sử dụng để sản xuất động cơ nam châm thay thế cho đồng.
Động cơ nam châm nhẹ hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn so với các động cơ cảm ứng thay thế. Vấn đề ở chỗ: nhu cầu về loại kim loại khan hiếm này đang vượt quá nguồn cung và giá cả ngày càng tăng.
Vấn đề thứ hai: Trung Quốc là nước xuất khẩu Neodymium hàng đầu, chiếm 85%. Năm 2010, Trung Quốc cấm xuất khẩu Neodymium sang Nhật Bản do tranh chấp quần đảo Senkaku. Trung Quốc cũng hạn chế xuất khẩu đất hiếm trên phạm vi toàn cầu vì những lo ngại môi trường. Chính quyền Bắc Kinh chỉ mới nối lại xuất khẩu vào năm 2015. Nước này tin rằng họ có thể can thiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai.
Đối phó với chính sách của Trung Quốc, Nhật Bản thông báo rằng họ đã tìm thấy Lantan và Xeri, các chất thay thế cho Neodymium với khối lượng nhiều hơn và giá thành rẻ hơn. Nhưng Nhật Bản cần 10 năm để phát triển công nghệ này. Toyota đã buộc phải sử dụng Neodymium ít hơn 1/5 lần.
Việc khai thác Neodymium rất khó và chi phí chế biến lại đắt đỏ. Đây cũng là một hiểm họa môi trường, đủ nghiêm trọng để ngăn cản các quốc gia khác khai thác kim loại này.
Hiệu quả của ô tô điện có thể phụ thuộc vào việc các quốc gia khác có sẵn sàng cung cấp đủ kim loại cần thiết hay không, hoặc liệu họ có thể tìm được chất thay thế hay không.
Nhà máy sản xuất pin khổng lồ của Tập đoàn Tesla. Ảnh: Business Insider |
Cần bao nhiêu thời gian để thay thế xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch?
Chỉ tính riêng ở Mỹ, đã có hơn 300 triệu xe ô tô, gần đủ để mỗi người dân sở hữu một chiếc ô tô riêng. Nhiều người đã đánh giá thấp không chỉ thời gian cần thiết để thay thế toàn bộ số phương tiện này, mà còn cả các linh kiện cấu thành: chip máy tính, kim loại đất hiếm và khoáng sản, sản xuất điện bổ sung …
Một số quốc gia và chính quyền bang đã yêu cầu chuyển sang sử dụng xe điện hoàn toàn vào năm 2035. Mục tiêu này có vẻ không thực tế. Tính trên phạm vi toàn cầu, chỉ có 3,2 triệu chiếc xe điện được sản xuất trong năm 2020. Các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ còn tiếp tục được duy trì trong tương lai lâu dài.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng toàn cầu đang có những tác động đến ngành công nghiệp. Đại dịch COVID đã gây ra những gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt nặng nề về chip máy tính. Để khắc phục, các công ty sản xuất ô tô đang phải gia công hàng ngày để đảm bảo sản xuất.
Một số chuyên gia lo ngại rằng Đài Loan, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có thể sẽ không đủ khả năng cung cấp chip trong tương lai vì lý do địa chính trị.
Mỹ, Trung Quốc và các nước khác đang triển khai các chính sách công nghiệp nhằm sản xuất chip máy tính trong nước. Nhưng điều này cần có thời gian.
Đừng mất tinh thần: Vẫn có hy vọng!
Bất chấp thử thách, chúng ta vẫn có hy vọng cho tương lai. Sự đổi mới sáng tạo vượt bậc trên toàn cầu tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa khu vực tư nhân và chính phủ để tìm ra giải pháp cho các vấn đề trên. Đây là mảng đem lại lợi nhuận vô cùng lớn.
Chỉ trong vài năm ông Elon Musk hiện đã có giá trị 200 tỷ USD nhờ vào hoạt động trong lĩnh vực xe điện, năng lượng tái tạo và gần đây nhất là tàu vũ trụ.
Tuy nhiên, như hãng Toyota đã cảnh báo, các nhà hoạt động môi trường và chính trị gia không được bỏ qua hoặc gạt sang một bên những lo ngại thực sự về tương lai của xe ô tô điện và các vấn đề liên quan.
Mọi vấn đề đều có cách giải quyết, nhưng phải bằng hành động chứ không phải lời nói. Vấn đề là các nhà hoạt động môi trường và chính trị gia có lắng nghe hay không?
(Chuyển ngữ: Đào Thuý)