Cha đẻ của máy tính bỏ túi qua đời

Jerry Merryman là người cùng với 2 nhà nghiên cứu khác đã phát minh ra chiếc máy tính nhỏ gọn làm thay đổi vĩnh viễn việc tính toán – vừa mới qua đời ở tuổi 86.
 Jerry Merryman (phải) và Jack Kilby tại Bảo tàng Máy tính Mỹ ở Bozeman, bang Montana năm 1997.
Jerry Merryman (phải) và Jack Kilby tại Bảo tàng Máy tính Mỹ ở Bozeman, bang Montana năm 1997.

Vợ của ông, bà Phyllis, đã xác nhận thông tin này với đài CNN vào ngày 7/3. Bà cho biết, người bạn đời Merryman của mình đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 27 tháng 2 vừa qua  sau một trận ốm. Trước đó, nhà phát minh đã nhập viện từ tháng 12 sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật tim phức tạp.

Tạo ra thiết bị tính toán nhỏ gọn

Vào năm 1965, Merryman là một kỹ sư trẻ tuổi đầy nhiệt huyết ở Sở Đo Lường bang Texas (Mỹ). Ở thời điểm này Merryman cùng với 2 kỹ sư khác là Jack Kilby và James Van Tassel là một nhóm. Họ được giao nhiệm vụ tạo ra một thiết bị tính toán nhỏ gọn có thể để trong túi áo ngực.

Ở thời điểm Sở đo lường bang Texas đang kiếm tìm một sản phẩm đột phá để trưng bày những bảng mạch điện tích hợp mới do nhà khoa học Kilby vừa phát minh ra. Nhiều thập niên sau đó Kilby đã được trao giải Nobel cho nỗ lực không mệt mỏi này của mình.

Theo tạp chí Nguyệt san Toán học của người Mỹ, ông Kilby, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu nói với các kỹ sư rằng, thiết bị mà họ đang theo đuổi nên có kích thước bằng một cuốn sách và nó cần có những nút bấm để nhập dữ liệu đầu vào. Cùng lúc đó, thiết bị này cũng nên có một màn hình hiển thị kỹ thuật số. Ông còn tưởng tượng ra rằng, thiết bị mà họ sắp phát minh sẽ hoạt động nhờ những cục pin.

“Ở thời điểm đó họ vẫn chưa sử dụng cụm từ “máy tính bỏ túi”. Nhóm kỹ sư mới chỉ thảo luận về một chiếc máy tính thước loga (một loại máy tính analog chuyên xử lý dữ liệu biến thiên). Van Tassel được giao nhiệm vụ nghiên cứu bàn phím; bản thân Kilby phải tự tìm tòi 1 nguồn cấp điện; còn Merryman chịu trách nhiệm về những nguyên lý thiết kế máy tính cũng như dữ liệu đầu ra.”, tạp chí Nguyệt san Toán học của người Mỹ viết.

Không lâu sau đó bộ ba đã trình làng một chiếc máy tính cầm tay. Lúc này họ đặt tên cho nó là CAL-TECH (Tạm dịch là: “Máy tính điện thu nhỏ”).  Kích thước của thiết bị này vào khoảng 10x15cm. Thiết bị nổi bật với màn hình hiển thị bằng giấy thay vì màn hình kỹ thuật số (để tiết kiệm nguồn) và khá nặng (khoảng 1,2 kg). Điều này khá dễ hiểu bởi thiết bị được làm từ nhôm nguyên khối.

“Chúng tôi dùng một khối nhôm và môt máy cán rồi đục rỗng khối nhôm”, kỹ sư Merryman chia sẻ với tạp chí trên trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1996.

Chiếc máy này có khả năng thực hiện các phép tính đơn giản như cộng trừ, nhân chia. Nhóm nhà khoa học đã gửi đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 1967.

Đây là lần đầu tiên một chiếc máy tính mini được cấp điện bằng nguồn giống như nguồn của máy tính. Ngay lập tức, những chiếc máy tính nhỏ gọn có mặt ở khắp nơi. Và đối với rất nhiều người, chúng là thiết bị cầm tay đầu tiên mà họ được sở hữu trong đời.

Nguyên mẫu của chiếc máy tính bỏ túi mà Merryman góp công phát minh ra hiện đang được trưng bày ở Bản tàng Lịch sử quốc gia Mỹ ở Washington (do viện Smithsonian quản lý).

Mang tới “bệ phóng” cho những chiếc máy tính bỏ túi hiện đại

Năm 1994, Merryman nghỉ hưu ở Sở đo lường Texas. Người bạn đời của ông cho biết, ngay sáng hôm sau ông nhận được một cuộc gọi sở này mời ông quay lại làm cố vấn cho họ. Bà Phyllis Merryman cho biết, chồng mình đã luôn cam chịu với vai trò của mình trong nhóm nghiên cứu: “Ông ấy rất thông minh nhưng lại vô cùng khiêm nhường. Ông ấy tâm sự với tôi rằng, ông ấy luôn phải đứng trong cái bóng của Jack Kilby”.

Cha đẻ của máy tính bỏ túi qua đời - 2

 Chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên trên thế giới.

“Nhưng tất cả mọi người đều thừa nhận rằng, Merryman thông minh hơn tất cả những người khác. Sau khi ông ấy nghỉ hưu, bạn bè vẫn gọi điện để nhờ ông ấy cố vấn và giải đáp bởi vì ông ấy là người nắm giữ toàn bộ câu trả lời cho những chiếc máy tính bỏ túi”, bà Phyllis, vợ của kỹ sư Merryman tự hào khi nhắc về ông.

Công cụ tính toán số học đầu tiên được biết đến là chiếc bàn tính (Abucus) được sử dụng bởi những người Sumer, và người Ai Cập vào 2000 năm trước công nguyên. Sau đó, máy tính phát triển qua nhiều giai đoạn: từ bàn tính bằng gỗ đến máy tính cơ học của Blaise Pascal (Thế kỷ 17).

Theo sau Pascal là máy tính cơ học của Leibniz được sử dụng rộng rãi cho đến khi máy tính điện tử ra đời. Từ chiếc máy tính CS-10A của Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK 6521 giảm xuống chỉ còn 8 kg.

Nhưng phải tới tận năm 1967, chiếc máy tính bỏ túi (do nhóm của Merryman phát minh) mới thực sự ra đời. Sau đó vài năm, Canon đã sử dụng công nghệ này để sản xuất những chiếc máy tính bỏ túi thương mại đầu tiên và bán rộng rãi trên thị trường với giá 400 USD. Tuy nhiên chỉ đến năm 1971, sau khi Intel ra mắt mẫu chip xử lý thương mại đầu tiên là Intel 4004, những chiếc máy tính bỏ túi mới thực sự trở nên hữu dụng với khả năng tính toán tốt hơn, kích thước nhỏ hơn cũng như giá thành hợp lý hơn.

Theo Khám Phá

http://khampha.vn/tin-quoc-te/cha-de-cua-may-tinh-bo-tui-qua-doi-c5a707627.html