Cụ thể, tại cảng Hải Phòng còn 2.755 container, cảng Cát Lái còn hơn 600 container... đã quá hạn làm thủ tục 90 ngày nhưng chưa có người đến làm thủ tục nhận hàng.
Trong số hàng tồn đọng này, phần nhiều là phế liệu nhựa, phế liệu kim loại, số còn lại là các mặt hàng thực phẩm (chân gà đông lạnh, khoai tây), kính nổi dạng màu, hóa chất, vải… đặc biệt là hàng ngàn container lốp ô tô cũ nhập khẩu.
Số hàng container tồn đọng này do nhiều nguyên nhân như doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên từ bỏ hàng hóa; doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam dẫn đến từ bỏ hàng;.. Ngoài ra, còn nguyên nhân do nhiều lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài bị trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước từ bỏ hàng…
Số hàng tồn đọng trên đã và đang gây thiệt hại lớn về diện tích kho bãi, duy trì bảo an... Tuy nhiên phía Hải quan đang "bí" cơ chế giải quyết vấn đề này.
Điển hình là việc, trong số hàng trên, có nhiều container là hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu như cao su phế thải, lốp ô tô đã qua sử dụng… và một số hàng hóa khác trên chứng từ không thể hiện tên hàng là hàng cấm, nhưng sau khi kiểm kê hàng tồn đọng, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa này thuộc danh mục hàng cấm khiến cơ quan Hải quan gặp vướng trong quá trình xử lý
Tuy nhiên, nếu tiêu hủy số hàng nêu trên, chi phí phải bỏ ra rất lớn, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
Phía Hải quan kiến nghị, cần có hướng dẫn cụ thể để thống nhất thực hiện việc xử lý các lô hàng cấm nhập tồn đọng tại các cảng.
Đặc biệt là các lô hàng tồn đọng gây ô nhiễm môi trường như lốp xe cũ, phế liệu nhựa theo quy định tại tại khoản 6b Điều 58 Luật Hải quan, chủ hàng, phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều lô hàng là phế liệu không đạt chất lượng nhập khẩu; lốp xe ô tô cũ… do không xác định được chủ thể vi phạm và cũng không ràng buộc được người vận chuyển hay người gửi hàng, cơ quan Hải quan phải tiêu hủy dễ gây ô nhiễm và tốn kém chi phí của Nhà nước.
Từ thực tế trên Cục Hải quan TP.HCM đề xuất, trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu mà xác định được chủ thể vi phạm thì tùy theo tính chất của vụ việc vi phạm mà xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 45/2016/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp qua kiểm tra xác minh phát hiện hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hàng nhập khẩu có điều kiện mà không xác định được chủ thể vi phạm thì xử lý theo khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính, không ra quyết định tạm giữ hàng vì hàng đang được giữ tại cảng dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP.HCM cũng đề nghị, cần có hướng dẫn đối với các lô hàng tồn đọng gây ô nhiễm môi trường như lốp xe ô tô cũ theo quy định tại khoản 6b Điều 58 Luật Hải quan, chủ hàng, phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp không xác định được chủ hàng...
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu