Các thuyết âm mưu về Covid-19 vẫn tràn lan trên YouTube

VietTimes – Một nghiên cứu mới cho thấy nhiều video trên YouTube vẫn chứa các thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch Covid-19.
Ảnh: MIT Technology Review
Ảnh: MIT Technology Review

Trong số 69 video được phân tích trong nghiên cứu, khoảng một phần tư (27,5%) có chứa thông tin sai lệch về Covid-19. Những video này đã có tổng cộng hơn 62 triệu lượt xem.

Nghiên cứu được công bố vào hôm thứ Năm trên tạp chí BMJ Sức khỏe Toàn cầu, đã đánh giá các video hiển thị trên trang chủ YouTube sau khi nhập từ khóa “Coronavirus” và “Covid-19” vào thanh công cụ tìm kiếm. Các nhà nghiên cứu của Đại học Ottawa đã phân tích những video được xem nhiều nhất trên các kết quả tìm kiếm trong một ngày, vào tháng 3.

Các video sẽ bị cho là “không có căn cứ” nếu chúng chứa một hoặc nhiều tuyên bố sai lệch về sự lây lan, các triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị Covid-19.

Một số thông tin sai lệch được truyền bá trên cáo video này bao gồm thuyết âm mưu cho rằng Covid-19 chỉ khiến suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng chủ yếu đến bệnh nhân ung thư, người già hay các công ty dược phẩm đã có cách chữa trị nhưng họ sẽ không bán nó để họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ đại dịch.

Nghiên cứu cũng cho thấy các video liên quan đến Covid-19 do các tổ chức uy tín và chính phủ với nhiều thông tin hữu ích nhưng lại có rất ít lượt xem.

Ảnh: Yahoo News Malaysia
Ảnh: Yahoo News Malaysia

“Mặc dù YouTube là một công cụ giáo dục mạnh mẽ mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể tận dụng để phổ biến thông tin và tác động đến hành vi của mọi người nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây ra tác dụng ngược”, báo cáo cho biết.


Theo một phát ngôn viên của Facebook, nền tảng này đã xóa hàng ngàn video chứa thông tin sai lệch liên quan đến Covid-19 và đảm bảo rằng kết quả tìm kiếm của các từ khóa liên quan đến Covid-19 nói chung sẽ đưa người dùng đến các nguồn tin tin cậy có thẩm quyền.

Mới đây, YouTube thông báo nền tảng này đã tăng cường các nỗ lực kiểm tra thông tin, chủ yếu nhắm tới các thông tin sai lệch về Covid-19.

Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn tin giả về Covid-19, một video thuyết âm mưu mới về Covid-19 có tên la Plandemia đã làm mưa làm gió trên cả Facebook và YouTube vào tuần trước, đạt 1,8 triệu lượt xem, với hơn 17.000 lượt bình luận và gần 150.000 lượt chia sẻ.

Đoạn video gây hiểu lần cho rằng sự lây lan của Covid-19 đã được các tỷ phú lên kế hoạch nhằm thực hiện một chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới để kiếm lợi nhuận. Cả Facebook và YouTube hiện đã xóa bỏ video khỏi nền tảng.

Theo Digital Trends