Sáng 28/3, Đoàn công tác Bộ TT&TT do Bộ trưởng Trương Minh Tuấn dẫn đầu có buổi làm việc với Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ. Bộ trưởng Shri Ravi Shanka Prasad và các quan chức của Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ tiếp Đoàn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin về tình hình phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam, kết quả hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực CNTT trong thời gian qua.
Theo đó, lĩnh vực CNTT đã trở thành ngành kinh tế quan trọng có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các lĩnh vực khác của Việt Nam. Doanh thu Công nghiệp CNTT đạt gần 40 tỷ USD, đóng góp 25% GDP Việt Nam. Tỷ lệ máy tính kết nối internet đạt hơn 90%. Với chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư tốt, Việt Nam đang là thị trường năng động, là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn viễn thông, CNTT lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft…
Hiện tại Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Facebook hoạt động, đồng nghĩa với việc hơn 1/2 dân số tại Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, khoảng 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Chính phủ Việt Nam xác định CNTT là yếu tố then chốt tạo lập phương thức phát triển mới; là động lực quan trọng của sự phát triển, hiện đại hóa đất nước, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập quốc tế. Trong Chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra một số mục tiêu quan trọng như xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT, xây dựng chính quyền điện tử ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương; xây dựng ít nhất 5 thành phố thông minh. Đào tạo khoảng 1 triệu kỹ sư về CNTT-TT.
Đoàn công tác Bộ TT&TT do Bộ trưởng Trương Minh Tuấn dẫn đầu có buổi làm việc với Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ. |
Theo đó, lĩnh vực CNTT đã trở thành ngành kinh tế quan trọng có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các lĩnh vực khác của Việt Nam. Doanh thu Công nghiệp CNTT đạt gần 40 tỷ USD, đóng góp 25% GDP Việt Nam. Tỷ lệ máy tính kết nối internet đạt hơn 90%. Với chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư tốt, Việt Nam đang là thị trường năng động, là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn viễn thông, CNTT lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft…
Hiện tại Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Facebook hoạt động, đồng nghĩa với việc hơn 1/2 dân số tại Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, khoảng 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Chính phủ Việt Nam xác định CNTT là yếu tố then chốt tạo lập phương thức phát triển mới; là động lực quan trọng của sự phát triển, hiện đại hóa đất nước, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập quốc tế. Trong Chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra một số mục tiêu quan trọng như xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT, xây dựng chính quyền điện tử ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương; xây dựng ít nhất 5 thành phố thông minh. Đào tạo khoảng 1 triệu kỹ sư về CNTT-TT.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: Chúng tôi hoan nghênh thiện chí của Chính phủ Ấn độ dành khoản tín dụng 1 tỷ USD để hỗ trợ các dự án kết nối số cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Bộ Điện tử và Công nghệ Ấn độ để cụ thể hóa bằng các dự án khả thi:
Cụ thể, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các văn bản chính sách về lĩnh vực an toàn thông tin; chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, giải pháp trong công tác bảo đảm an toàn thông tin; chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách quản lý, triển khai các đề án chính phủ điện tử và đảm bảo an toàn an ninh thông tin thông qua các khóa họp song phương, tổ chức hội nghị hội thảo chuyên đề, đưa đoàn đi khảo sát học tập. Hợp tác đào tạo trực tuyến là lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh. Mở các khóa đào tạo đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam về quản lý cấp nhà nước đối với lĩnh vực CNTT-TT. Trao đổi, học hỏi mô hình quản lý chuỗi công viên phần mềm STPI được Bộ Điện tử và CNTT xây dựng và quản lý, tiến tới chuyển giao/áp dụng mô hình đó tại Việt Nam.
Dựa trên cơ sở Ấn Độ có mạng băng thông rộng kết nối các bang và quốc tế, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị đẩy mạnh kết nối 2 bên để hợp tác đào tạo, y tế, dữ liệu lớn.
"Đối với các doanh nghiệp của Ấn Độ, chúng tôi hoan nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia vào các chương trình đề án về công nghệ thông tin. Tôi thực sự tin rằng các doanh nghiệp của Ấn Độ với thế mạnh vốn, kinh nghiệm và công nghệ sẽ tìm thấy cho riêng mình các cơ hội hợp tác và đầu tư đối với lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận mạnh.
Bộ trưởng Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ Shri Ravi Shanka Prasad đánh giá cao đề xuất của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn về việc hợp tác, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng thành phố thông minh. Bộ trưởng Shri Ravi Shanka Prasad cũng đề nghị Việt Nam phối hợp thành lập các nhóm làm việc để triển khai cụ thể các nội dung đã thống nhất.
Ấn Độ hiện có 1,2 tỷ thuê bao di động, 500 triệu người sử dụng Internet, các công ty viễn thông cũng đang triển khai hệ thống cáp quang đến từng hộ gia đình và xây dựng hạ tầng để phục vụ phát triển mạnh hơn đáp ứng các nhu cầu tương lai. Đây cũng là lợi thế đối với việc trao đổi hợp tác giữa 2 bên.
Đáp lời Bộ trưởng Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ, Bộ trưởng Trương Tuấn tán thành việc lập Nhóm làm việc để triển khai các nội dung hợp tác và cử ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ HTQT làm đầu mối phía Việt Nam để xúc tiến sớm việc phối hợp.
Cuối buổi làm việc, Hai Bộ trưởng của 2 nước đã chứng kiến lễ ký thoả thuận thành lập Nhóm công tác chung để triển khai các thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ.
Theo MIC