Báo Nga nói tỷ lệ hỏng hóc của chip nhập từ Trung Quốc lên tới 40%

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi Nga bị châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt, quan hệ kinh tế và thương mại Nga-Trung ngày càng sâu sắc; tuy nhiên, tỷ lệ hỏng hóc chip Nga nhập của Trung Quốc lên tới 40% khiến các nhà sản xuất đau đầu.
Truyền thông Nga nói tỉ lệ hỏng hóc của chip Trung Quốc tăng gần 20 lần và 40% chip của Trung Quốc không sử dụng được (Ảnh: BusinessFocus).
Truyền thông Nga nói tỉ lệ hỏng hóc của chip Trung Quốc tăng gần 20 lần và 40% chip của Trung Quốc không sử dụng được (Ảnh: BusinessFocus).

Theo Nhật báo kinh doanh Nga Kommersant, trước khi Nga tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, tỷ lệ hỏng hóc của chip Trung Quốc xuất khẩu sang Nga là 2%, nhưng hiện lên tới 40%. Báo này phản ánh tỷ lệ hỏng hóc của chip vận chuyển từ Trung Quốc sang Nga trong những tháng gần đây tăng mạnh tới 1.900%, khiến các nhà sản xuất Nga phải tốn nhiều thời gian và công sức cho việc kiểm tra, thử nghiệm, đồng thời nhiều sản phẩm còn gặp phải vấn đề lớn về chất lượng.

Kommersan dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, trước khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, tỷ lệ hỏng hóc của chip nhập khẩu Trung Quốc là 2%, nhưng sau khi chiến tranh bắt đầu, các nhà sản xuất Nga phải đối mặt với tỷ lệ hỏng hóc là 40%. Tỷ lệ hỏng hóc 2% đã là quá cao, sẽ khiến nhiều sản phẩm có vấn đề về chất lượng; huống hồ tỷ lệ hỏng hóc lên tới 40%, rõ ràng là nhà cung cấp loại này về cơ bản không đạt yêu cầu.

Các nhà sản xuất thiết bị điện tử của Nga về cơ bản không thể sản xuất được các sản phẩm. Ngoài tỷ lệ hỏng hóc của chip Trung Quốc cao, các nhà sản xuất thiết bị điện tử của Nga còn gặp phải tình trạng “thắt cổ chai” tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng do chiến tranh và thiết bị sản xuất nhập khẩu thông qua các kênh không chính thức quy cách cũng khác với các thông số kỹ thuật của thiết bị chính thức, và phải đối mặt với nhiều vấn đề. Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, các nước phương Tây và đồng minh do Mỹ đứng đầu đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, nhiều công ty lớn của nước ngoài dần rút khỏi thị trường Nga. Do đó kênh không chính thức giờ đây đã trở thành cách duy nhất để các nhà máy Nga có được sự hỗ trợ.

Tỷ lệ chip nhập của Trung Quốc hỏng hóc cao ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất điện tử Nga (Ảnh: technews).

Tỷ lệ chip nhập của Trung Quốc hỏng hóc cao ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất điện tử Nga (Ảnh: technews).

Mặc dù một số nhà khai thác theo chủ nghĩa cơ hội vẫn muốn giao dịch với các công ty Nga nhưng những nhà khai thác này chưa bao giờ cam kết đảm bảo chất lượng cho khách hàng, thậm chí họ còn bán phá giá sản phẩm của nước khác vì biết rằng người mua không dễ dàng có được hàng thay thế.

Tất nhiên, các kênh không chính thức không đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng, nếu có vấn đề về chất lượng, các công ty Nga chỉ có thể sờ mũi vì không thể đòi bồi thường hoặc nhận được dịch vụ sau bán hàng. Thậm chí, vì đây là kênh duy nhất để các nhà sản xuất Nga có được thiết bị hoặc sản phẩm nên các nhà sản xuất nước ngoài cũng nhân cơ hội này để bán hàng phế phẩm cho Nga.

Nếu những con chip với tỷ lệ hỏng hóc lên tới 40% thực sự là hàng bị loại bỏ ở Trung Quốc, thì “tình hữu nghị không giới hạn” mà Nga và Trung Quốc công bố hồi tháng 2 sẽ phải đối mặt với thử thách lớn. Trung Quốc thường tuyên bố chống tham nhũng, phát triển hiện đại hóa kinh tế, tập trung phát triển các sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới thì càng khó khiến người ta hiểu về động thái này.

Vì Nga cần thêm nhiều trang thiết bị để chiến đấu nên chip là vấn đề then chốt để duy trì ưu thế của mình, nếu tỷ lệ hỏng hóc của chip Trung Quốc quá cao, Nga sẽ khó sản xuất được vũ khí đủ dùng và có thể sử dụng được.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo hồi tháng 6 cho biết, sau khi Mỹ và các đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, xuất khẩu chip toàn cầu sang Nga đã giảm mạnh tới 90%. Một bài báo tiếp theo của trang tin chính trị Mỹ Politico vào tháng 9 cũng cho biết vài tháng sau khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, tình trạng thiếu chip do các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra đang kìm hãm hầu hết các ngành công nghệ và kỹ thuật của Nga, làm suy yếu thêm lực lượng quân sự nước này.

Trước tình hình giờ đây đã trở thành một "cuộc chiến lâu dài", Nga cần thêm nhiều thiết bị công nghệ cao hơn để chiến đấu, và chip hiển nhiên là chìa khóa để duy trì ưu thế của họ. Đối mặt với những gì hiện đã trở thành một "cuộc chiến kéo dài", Nga cần thêm thiết bị công nghệ cao để chiến đấu, và chip rõ ràng là chìa khóa để duy trì lợi thế của mình. Tuy nhiên, Ukraine dường như đã nhận ra rằng kết quả cuối cùng của cuộc chiến phụ thuộc vào việc liệu Nga có thể tìm ra cách để có được chip công nghệ cao hay không. Đầu tháng 10, Ukraine thậm chí đã cảnh báo quốc tế các vũ khí chính xác của Nga đã cạn kiệt, và Điện Kremlin đang lập danh sách mua chip bán dẫn, máy biến áp, đầu nối và các thành phần khác.

Politico chỉ ra rằng Nga tương đối lạc hậu trong thiết kế và sản xuất chip, trong quá khứ đã phụ thuộc vào việc nhập khẩu một lượng lớn chất bán dẫn thành phẩm từ các nhà sản xuất nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, và do các lệnh trừng phạt, hầu như rất khó để họ có được các công nghệ được liệt kê ở trên. Nhưng báo này cũng cảnh báo rằng vấn đề là không thể khẳng định liệu các "đại lý" Trung Quốc có mua các công nghệ liên quan rồi bán lại cho Nga hay không.