Theo nguồn tin mới đây, vừa vào cuối tuần trước, lãnh đạo Apple đã phải tổ chức một cuộc họp khẩn để bàn cách đối phó với việc hệ thống bảo mật của điện thoại iPhone bị đe dọa.
Hệ thống bảo mật của iPhone đang bị đe dọa. |
Vẫn biết trong hai thập kỷ qua, hệ thống của Apple là cực kỳ bảo mật. Chính vì vậy mà sản phẩm của hãng này được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt là iPhone. Đây là thiết bị được người dùng tin tưởng để lưu trữ nhiều thông tin riêng tư quan trọng.
Việc thông tin của khách hàng sử dụng trở nên thiếu an toàn hay hệ thống bảo mật có nguy cơ bị phá vỡ bởi những hacker bắt đầu kể từ khi FBI thông qua một công ty đến từ Israel giúp đỡ bẻ khóa thành công chiếc iPhone 5C của tên khủng bố.
Giữ bảo mật trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết đối với hãng công nghệ Mỹ. Vì đây vốn được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh của Táo so với những hãng công nghệ khác trên thế giới.
Bảo mật trên sản phẩm vốn là lợi thế cạnh tranh của Apple. |
Lên tiếng trong vụ việc lần này, các kỹ sư cao cấp của Apple đã khéo léo xoa dịu khách hàng rằng, không có hệ thống an ninh nào là an toàn tuyệt đối 100%. Và công ty đang nỗ lực, cố gắng hết sức vì sự an toàn các khách hàng.
Có thể thấy nhà Táo luôn biết cách chiều lòng và lôi kéo khách hàng về phía mình. Luôn vì người sử dụng sản phẩm đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc của hãng này.
Trước đó, khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) yêu cầu Apple hợp tác giúp phá khóa chiếc iPhone của một trong hai tay súng trong vụ tấn công khủng bố tại thành phố San Bernardino, bang California hồi tháng 12/2015, khiến 14 người chết và 22 người bị thương, lãnh đạo hãng này đã nhất quyết từ chối.
Apple từ chối giúp FBI bẻ khóa iPhone để tránh tạo ra lỗ hổng công nghệ, tạo cơ hội cho hacker xâm nhập lấy cắpthông tin của khách hàng. |
Thậm chí phải đối đầu với FBI và bị tổ chức này kiện ra Tòa án liên bang, nhưng Apple vẫn kiên quyết không thay đổi quyết định. Giữa việc lựa chọn bắt tên khủng bố và việc bảo vệ khách hàng của mình, nhà Táo đã thông minh lựa chọn vế thứ hai.
Nếu như Apple giúp tổ chức này bẻ khóa chiếc iPhone 5C để điều tra về những kẻ khủng bố nói trên, thì nguy cơ sẽ tạo ra một lỗ hổng công nghệ nguy hiểm. Từ đó các hacker sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công vào hệ thống bảo mật này, khai thác thông tin của các khách hàng.
Nếu như vậy, Apple sẽ không có được lợi ích gì, thậm chí hãng này sẽ phải đối mặt với sự cố như hiện tại, khi FBI đã mở khóa được chiếc iPhone. Và nếu như giúp dỡ FBI, khả năng cao là Táo khuyết sẽ bị các khách hàng quay lưng.
Apple luôn khẳng định sẽ vì cáckhách hàng. Thực chất đây là một trong những chiến lược kinh doanh của hãng công nghệ Mỹ. |
Trong vụ việc này, dù trước hay sau khi khóa bảo mật trên iPhone bị phá bỏ, Apple luôn lên tiếng khẳng định vì khách hàng. Tuy nhiên, theo như một công tố viên trong vụ kiện cáo của FBI với hãng này vừa qua, thì đây thực chất chỉ là một hình thức PR, một chiến thuật câu khách của nhà Táo mà thôi.
Tường Vi