Theo đó, chính phủ Ấn Độ vừa phê duyệt kế hoạch cho bán đấu giá nhiều dải phổ tần khác nhau trong đó có những phổ tần được phân bổ riêng cho 5G. Ngay sau đó, cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ (TRAI) đã gửi những khuyến nghị và hướng dẫn cụ thể đến các nhà mạng trong nước.
Theo kế hoạch này, các nhà mạng có thể đăng ký tham gia đấu giá các phổ tần trong các dải 700-MHz, 800-MHz, 900-MHz, 1800-MHz, 2100-MHz, 2500-MHz, 3300-MHz đến 2400MHz và 3400-MHz đến 3600-MHz..
Trong đó, dải tần từ 3300-MHz đến 3600-MHz sẽ được phân bổ dành riêng cho 5G. TRAI sẽ tổ chức đấu giá theo block 20 MHz. Để tránh tình trạng độc quyền về tần số, TRAI ra quy định một nhà mạng không được mua quá 5 block, tức là không được sở hữa quá 100MHz trên dải tần này.
Mạng 5G sẽ sớm có mặt tại Ấn Độ
Được biết, cũng trong một nỗ lực để không bị bỏ lại quá xa trên thị trường 5G, vào tháng 10/2017, chính phủ Ấn Độ đã thành lập một Ủy ban để xây dựng lộ trình triển khai 5G trên toàn quốc vào năm 2020. Ngoài ra, vào đầu tháng 4 vừa qua, Ericsson thành lập Trung tâm Sáng tạo 5G tại Ấn Độ. Ericsson và Viện Công nghệ Ân Độ cũng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển công nghệ 5G ở Ấn Độ mang tên “5G cho Ấn Độ”. Sau khi thành lập Trung tâm Sáng tạo 5G, Ericsson và Viện Công nghệ Ân Độ sẽ tập trung tiến hành nghiên cứu và phát triển để tìm ra các cách giải quyết các thách thức của quốc gia này bằng công nghệ di dộng.
Với những động thái này, Ấn Độ tỏ rõ quyết tâm tránh lặp lại việc chậm trễ như đã từng xảy ra khi nước này triển khai 4G đồng thời thực hiện tham vọng Ấn Độ là một trong những quốc gia triển khai 5G thương mại vào năm 2020 như nhiều quốc gia phát triển khác.
Theo XHTT