Do lượng dữ liệu ngày càng gia tăng, việc giảm nhu cầu thực hiện các tác vụ thủ công trong quản lý dữ liệu là mục tiêu chính mà mọi doanh nghiệp đang hướng đến. Các phương pháp hữu hiệu về quản lý dữ liệu được các doanh nghiệp hàng đầu áp dụng giúp tăng khả năng phân tích dữ liệu của họ và giảm các lỗi còn tồn đọng trong hệ thống.
Quản lý dữ liệu là gì?
Quản lý dữ liệu là quá trình sử dụng, lưu trữ, tổ chức và duy trì dữ liệu được tạo ra và thu thập bởi một doanh nghiệp. Việc quản lý dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp vì tác vụ này được sử dụng trong các chức năng hàng ngày.
Tầm quan trọng của quản lý dữ liệu
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải luôn cập nhật việc quản lý dữ liệu cũng như những thay đổi và cải tiến của phần mềm quản lý dữ liệu. Việc có một công cụ quản lý dữ liệu cập nhật cho phép các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh do nhiều lợi ích mà nó mang lại.
Quản lý dữ liệu dường như không thể thiếu trong việc đưa ra quyết định, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí của doanh nghiệp. Tất cả những lợi ích này đều có mục đích chung là tăng khả năng cạnh tranh và kết quả kinh doanh của tổ chức.
Lợi ích của việc quản lý dữ liệu
1. Năng suất
Việc quản lý dữ liệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phân tích, sử dụng những thông tin đó một cách dễ dàng hơn vì chúng được lưu trữ ở chung một nền tảng dễ sử dụng và tiếp cận.
2. Hiệu quả chi phí
Khi dữ liệu trở nên dễ tiếp cận và đáng tin cậy hơn, điều này sẽ làm cho các quyết định trở trở nên chính xác, mang tính chiến lược, giảm nguy cơ bị "bơm tiền" vào các quyết định, dự án không hiệu quả. Ngoài ra việc quản lý dữ liệu còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích trong một doanh nghiệp hiệu quả hơn vì dữ liệu dễ dàng được sử dụng cũng như sàng lọc các thông tin chất lượng, liên quan.
3. Giảm mất mát dữ liệu
Vì dữ liệu được quản lý và lưu trữ tại một nền tảng hợp nhất, điều này sẽ làm giảm nguy cơ dữ liệu bị mất, đặc biệt là khi doanh nghiệp còn áp dụng những công nghệ, phần mềm hỗ trợ như điện toán đám mây.
4. Quyết định chính xác
Tất cả nhân viên sẽ phân tích cùng một dữ liệu giúp đưa ra quyết định chính xác hơn.
5. Hoạt động nhanh nhẹn
Doanh nghiệp dễ dàng hơn để thích ứng với nền kinh tế luôn thay đổi liên tục như tình hình hiện nay. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những thay đổi hiệu quả hơn để đáp ứng được nhu cầu người dùng và tăng mức độ cạnh tranh với các đối thủ của họ.
Các phương pháp để quản lý dữ liệu hiệu quả
Để một công ty đảm bảo họ sở hữu nền tảng dữ liệu chất lượng cao, điều quan trọng là phải thực hiện các phương pháp quản lý dữ liệu hiệu quả. Điều này làm giảm nguy cơ dữ liệu "bẩn" có thể tạo ra một số tác động tiêu cực đến các công ty.
1. Xác định và vạch ra mục tiêu
Các công ty nên đặt ra các mục tiêu cho việc quản lý dữ liệu và hiểu kế hoạch sử dụng dữ liệu được thu thập trong tương lai của họ là gì. Bằng cách đặt ra các mục tiêu này, giúp doanh nghiệp chỉ lưu trữ dữ liệu có liên quan đến các mục tiêu đã đặt và giảm nguy cơ phần mềm quản lý dữ liệu của họ trở nên quá đầy đủ và không có tổ chức.
Bằng cách chỉ lưu trữ những dữ liệu sẽ được sử dụng trong doanh nghiệp sau này sẽ giúp tổ chức dễ quản lý hơn và nâng cao hiệu suất vì họ có thể giảm thời gian lưu trữ và lọc dữ liệu.
2. Đặt tên và lập danh mục tệp
Việc lưu trữ dữ liệu với các tên hữu ích và tạo hệ thống báo cáo sẽ giúp giảm nguy cơ nhầm lẫn khi lọc qua dữ liệu. Nó cho phép dữ liệu dễ nhận biết và sẽ cải thiện tổng thể hiệu quả kinh doanh vì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm dữ liệu cụ thể và đồng thời tránh bị nhiễu bởi các thông tin không liên quan.
3. Mô tả dữ liệu
Doanh nghiệp nên thêm mô tả về dữ liệu bởi điều này giúp họ dễ dàng tìm thấy dữ liệu hơn trong tương lai. Những mô tả có thể chứa thông tin về nội dung, cấu trúc và quyền của dữ liệu.
4. Ưu tiên bảo vệ và bảo mật dữ liệu
Bảo mật dữ liệu là một trong những yếu tố chính cần phải được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt khi ngày càng có nhiều cuộc tấn công mạng nhắm tới dữ liệu của doanh nghiệp. Dữ liệu người dùng là một trong những thông tin cần được ưu tiên bảo mật bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp.
5. Chất lượng dữ liệu
Các thông tin quan trọng nên được kiểm tra thường xuyên vì dữ liệu có thể trở nên lỗi thời và không chính xác, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của việc phân tích và ra quyết định trong doanh nghiệp.
6. Giảm dữ liệu trùng lặp
Dữ liệu trùng lặp có thể dẫn đến việc phân tích và quyết định kinh doanh không chính xác. Việc sự dụng một hệ thống phần mềm nhằm loại trừ dữ liệu trùng lặp sẽ là một giải pháp hữu ích nhằm giảm nguy cơ dữ liệu thiếu chính xác.
7. Quyền truy cập
Nền tảng dữ liệu của doanh nghiệp phải có quyền truy cập ở phạm vi toàn bộ tổ chức. Mọi nhân viên cần được có quyền truy cập là sử dụng một luồng dữ liệu chính, điều này giúp doanh nghiệp tăng sự hợp tác và chính xác giữa các phòng ban, mọi bộ phận của tổ chức.
8. Chiến lược khôi phục dữ liệu
Tạo chiến lược khôi phục dữ liệu là cực kỳ quan trọng vì lỗi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu doanh nghiệp không có một chiến lược khôi phục dữ liệu hiệu quả để đối mặt với các rủ ro, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích và ra quyết định trong tương lai.
9. Phần mềm quản lý dữ liệu chất lượng cao
Để tối ưu hóa quy trình này doanh nghiệp nên sử dụng những phần mềm quản lý dữ liệu hiệu quả, có thể chi phí ban đầu cao nhưng về lâu dài sẽ rất đáng để đầu tư.
Doanh nghiệp cần phải tìm phần mềm quản lý dữ liệu tốt nhất cho ngành nghề, mô hình kinh doanh của mình vì việc đầu tư sai có thể gây những tác động tiêu cực tới tổ chức trong tương lai. Việc tìm kiếm một phần mềm quản lý dữ liệu phù hợp với phong cách của doanh nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh, do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu trước khi quyết định áp dụng bất kỳ giải pháp nào.
Theo TRG International