6 điều bạn không nên làm với ChatGPT

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – ChatGPT cực kỳ mạnh mẽ và đang dần làm thay đổi cách chúng ta sử dụng máy tính.

6 điều bạn không nên làm với ChatGPT (Ảnh: ChatGPT)
6 điều bạn không nên làm với ChatGPT (Ảnh: ChatGPT)

ChatGPT cực kỳ mạnh mẽ và đang dần làm thay đổi cách chúng ta sử dụng máy tính. Tuy nhiên, giống như bất kỳ công cụ nào, điều quan trọng là phải hiểu những hạn chế của nó và sử dụng nó một cách đúng đắn.

Những hạn chế của ChatGPT

Điều quan trọng là phải hiểu những hạn chế của ChatGPT. Thứ nhất, nó không thể truy cập dữ liệu cá nhân hoặc thời gian thực trừ khi được cung cấp rõ ràng trong cuộc trò chuyện hoặc nếu bạn đã bật plugin của ChatGPT. Khi không bật trình duyệt (yêu cầu ChatGPT Plus), nó sẽ tạo phản hồi dựa trên các mẫu và thông tin mà nó đã học được trong quá trình đào tạo, bao gồm nhiều loại văn bản internet khác nhau.

Mặc dù ChatGPT thường tạo ra các câu trả lời chất lượng, nhưng không phải lúc nào nó cũng đưa ra các câu trả lời đúng. Đôi lúc ChatGPT cũng đưa ra các câu trả lời vô nghĩa. Chất lượng của câu trả lời sẽ phụ thuộc nhiều vào sự mạch lạc trong câu hỏi mà bạn đưa ra cho nó.

Dưới đây là 6 điều bạn không nên làm với ChatGPT:

1. Không sử dụng ChatGPT với thông tin nhạy cảm

Với thiết kế và cách thức hoạt động, ChatGPT không phải là một kênh an toàn để chia sẻ hoặc xử lý thông tin nhạy cảm. Điều này bao gồm mật khẩu, thông tin nhận dạng cá nhân hoặc dữ liệu bí mật.

Gần đây, OpenAI đã thêm một loại chế độ “ẩn danh” mới để ngăn các cuộc trò chuyện của bạn được lưu trữ hoặc sử dụng cho việc đào tạo trong tương lai, nhưng liệu bạn có hoàn toàn tin 100% vào những gì OpenAI nói? Một số công ty, chẳng hạn như Samsung, đã cấm nhân viên của họ sử dụng ChatGPT cho mục đích công việc vì lo ngại rò rỉ dữ liệu.

2. Không sử dụng ChatGPT để thực hiện các vấn đề liên quan đến pháp lý hoặc y tế

ChatGPT không được chứng nhận và không thể cung cấp tư vấn pháp lý hoặc y tế chính xác. Câu trả lời của nó dựa trên các mẫu và thông tin có sẵn trong dữ liệu mà nó được đào tạo. Nó không thể hiểu được các sắc thái và chi tiết cụ thể của từng trường hợp pháp lý hoặc y tế. Mặc dù nó có thể cung cấp thông tin chung về các chủ đề pháp lý hoặc y tế, nhưng bạn phải luôn tham khảo ý kiến của một chuyên gia có trình độ để chắc chắn.

3. Đừng sử dụng ChatGPT để thay bạn đưa ra quyết định

ChatGPT có thể cung cấp thông tin, đề xuất các tùy chọn và thậm chí mô phỏng quá trình ra quyết định dựa trên lời nhắc. Tuy nhiên, điều cần thiết phải nhớ là AI không hiểu được toàn bộ khía cạnh của vấn đề. Nó không có khả năng xem xét tất cả các khía cạnh của con người liên quan đến việc ra quyết định, chẳng hạn như cảm xúc, đạo đức hoặc giá trị cá nhân. Do đó, mặc dù nó có thể là một công cụ hữu ích để giúp bạn đưa ra các ý tưởng, nhưng con người luôn phải đưa ra quyết định cuối cùng.

Điều này đặc biệt đúng với ChatGPT 3.5, đây là mô hình ChatGPT mặc định và là mô hình duy nhất dành cho người dùng miễn phí. GPT 3.5 có khả năng suy luận kém hơn đáng kể so với GPT 4.

4. Không sử dụng ChatGPT như một nguồn đáng tin cậy

Mặc dù ChatGPT được đào tạo dựa trên một khối lượng lớn thông tin và thường đưa ra các câu trả lời chính xác, nhưng chưa chắc các thông tin mà nó đưa ra là từ các nguồn chính thống. Nó không thể xác minh thông tin trong thời gian thực. Do đó, mọi thông tin nhận được từ ChatGPT phải được xác minh chéo với các nguồn đáng tin cậy và có thẩm quyền, đặc biệt là về các vấn đề quan trọng như tin tức, sự kiện khoa học hoặc sự kiện lịch sử.

5. Không sử dụng ChatGPT để thay thế bác sĩ tâm lý

Mặc dù các công nghệ AI như ChatGPT có thể đưa ra các lời khuyên, nhưng chúng không thể thay thế cho các bác sĩ tâm lý. Nó không thể hiểu cảm xúc của con người.

AI không thể thay thế sự hiểu biết sắc thái, sự cộng hưởng cảm xúc và các nguyên tắc đạo đức vốn có của các nhà trị liệu con người. Đối với bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào về cảm xúc hoặc tâm lý, hãy luôn tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp phép.

6. Không sử dụng ChatGPT để giải toán

Nhiều người sử dụng ChatGPT để giải các bài toán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sở trường của ChatGPT là ngôn ngữ, không phải toán học. Mặc dù dữ liệu đào tạo rộng lớn nhưng khả năng thực hiện chính xác các phép toán phức tạp hoặc giải quyết các vấn đề phức tạp của nó bị hạn chế.

Theo How To Geek