4 giải pháp để người dùng tự bảo vệ trước trò lừa đảo deepfake

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Mặc dù AI đang bị lạm dụng cho những mục đích xấu, các cá nhân và doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng AI để nhận diện deepfake nhằm giảm thiểu xác suất thành công của các vụ lừa đảo.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Sau khi nghiên cứu trên diễn đàn darknet (darknet forum), nơi các tội phạm công nghệ thường xuyên hoạt động, Kaspersky nhận định có nhiều tội phạm sử dụng deepfake để lừa đảo trực tuyến, đến mức nhu cầu sử dụng vượt xa nguồn cung các phần mềm deepfake hiện có trên thị trường.

Các chuyên gia của Kaspersky dự đoán rằng các vụ lừa đảo bằng deepfake sẽ tăng cao với nhiều hình thức đa dạng và tinh vi hơn. Trong đó, chuyên gia bảo mật cảnh báo các chiêu thức từ cung cấp video mạo danh chất lượng cao với đầy đủ dịch vụ sản xuất cho đến việc sử dụng hình ảnh người nổi tiếng trong luồng phát trực tuyến giả mạo (fake livestream) trên mạng xã hội và hứa hẹn sẽ thanh toán gấp đôi số tiền nạn nhân đã gửi họ.

Kaspersky chia sẻ các giải pháp để người dùng tự bảo vệ mình khỏi các trò lừa đảo deepfake:

Công cụ phát hiện nội dung AI: Những phần mềm phát hiện nội dung do AI tạo ra sử dụng thuật toán AI tiên tiến để phân tích và xác định mức độ bị chỉnh sửa của tệp hình ảnh, video, âm thanh.

Nội dung AI được đánh dấu watermark: Hình mờ (watermark) đóng vai trò là dấu hiệu nhận biết trong hình ảnh, video… giúp tác giả bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm AI. Tuy nhiên, công cụ này có thể trở thành vũ khí chống lại deepfake vì hình thức này có thể giúp truy tìm nguồn gốc của nền tảng tạo ra AI.

Truy xuất nguồn gốc nội dung: Vì AI thu thập lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo nội dung mới, phương pháp này nhằm mục đích truy tìm nguồn gốc của nội dung đó.

Xác thực video: là quá trình xác thực nội dung video không bị thay đổi so với giai đoạn đầu được tạo. Đây là quá trình được người sáng tạo video quan tâm nhất./.